Hà Tĩnh triển khai thành công mô hình nuôi ngan RT sinh sản

(Baohatinh.vn) - Mô hình nuôi ngan RT sinh sản ở huyện Thạch Hà là hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần tạo nguồn con giống chủ động cho hoạt động chăn nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh.

Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi ngan sinh sản, từng bước chủ động nguồn giống, tháng 2/2024, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi bắt đầu triển khai dự ánSản xuất thử nghiệm ngan RT tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ” đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt.

Tại Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Hào (thôn Hòa Bình, Thạch Thắng, Thạch Hà) là hộ dân được lựa chọn triển khai mô hình.

bqbht_br_img-1168-2603.jpg
Hộ ông Nguyễn Văn Hào là hộ được lựa chọn triển khai mô hình nuôi ngan RT.

Ông Nguyễn Văn Hào được hỗ trợ 400 con ngan giống RT 1 ngày tuổi (phẩm cấp giống bố mẹ), trong đó có 300 con mái và 100 con trống. Ngoài ra, ông còn được hỗ trợ một số vật tư thiết yếu như thức ăn tinh, vắc-xin phòng bệnh và hoá chất để tiêu độc khử trùng.

Nhờ chú trọng kỹ thuật, chăm sóc đúng quy trình, tỷ lệ nuôi sống con giống đạt trên 90%, khối lượng cơ thể ngan trống 4,5 - 4,8kg, ngan mái 2,4 - 2,6kg. Ông Hào đã lựa chọn được 200 con mái và 50 con trống đưa vào sinh sản. Hiện nay, đàn ngan đã đẻ đều, sản lượng trứng một ngày đạt hơn 160 quả, có thể đưa vào lò ấp trứng cho ấp nở ra ngan con để cung cấp nuôi thương phẩm.

bqbht_br_hinh-2.jpg
Hiện nay, ngan bố mẹ của ông Nguyễn Văn Hào đã đẻ đều, có thể lựa chọn trứng để cho vào lò ấp nở, phục vụ ngan giống cho thị trường.

Theo ông Nguyễn Quý Khiêm - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, ngan RT là giống ngan có nhiều đặc tính ưu việt như: thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, trọng lượng to, thịt ngon, ngọt, thơm, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, việc triển khai mô hình sẽ góp phần giúp bà con nông dân có thêm sự lựa chọn mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Đồng thời, góp phần chủ động nguồn giống ngan cung cấp cho địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, phục vụ hoạt động chăn nuôi.

Ngan RT do Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc Viện Chăn nuôi lai tạo từ dòng ngan R41 nhập nội và ngan trâu bản địa (Việt Nam), có đặc điểm ngoại hình lúc 1 ngày tuổi toàn thân màu đen, cổ vàng chiếm gần 96%. Lúc ngan trưởng thành toàn thân màu đen, đốm trắng ở cổ và đầu. Năng suất trứng đạt trung bình 112 quả/mái/năm, tỷ lệ trứng có phôi đạt hơn 96%.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.