Hà Tĩnh “tuýt còi” những xã nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - “Kiểm điểm đối với các xã có chuyển biến chậm, có số tiêu chí tụt giảm, có số tiêu chí chưa đạt yêu cầu theo chuẩn mới, nợ quá hạn lớn, sự hài lòng của người dân thấp…”.

Đó là đề xuất của Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh sau khi kiểm tra, soát xét, đánh giá đối với 18 xã đạt kết quả thấp nhất trong tổng số các xã đã đạt chuẩn từ năm 2015 về trước. Đề xuất này cũng được các thành viên BCĐ NTM tỉnh đồng tình, thống nhất cao.

Hà Tĩnh “tuýt còi” những xã nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Chỉnh trang khu dân cư, vườn hộ là việc làm thường xuyên, liên tục sau khi đạt chuẩn NTM của người dân xã Thạch Tân (Thạch Hà)

Chánh Văn phòng NTM tỉnh Trần Huy Oánh cho biết: "Từ khi có chủ trương soát xét, đánh giá, đặc biệt là sau khi đã thu hồi bằng công nhận NTM đối với 2 xã Thiên Lộc và Kỳ Bắc vào cuối năm 2017, các xã đạt chuẩn đều đã tiếp tục củng cố và nâng cấp các tiêu chí. Nhiều xã có khối lượng tăng thêm cao, cập nhật kịp thời yêu cầu theo chuẩn mới để thực hiện đảm bảo yêu cầu. Một số xã đã có nỗ lực cao, kết quả tốt, phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu và đã đạt được kết quả khá rõ. Một số xã không nằm trong nhóm đăng ký nhưng cũng đang phấn đấu để xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu và kết quả đạt được cũng khá thuyết phục, như: Ân Phú, Đức Lĩnh (Vũ Quang); Xuân Phổ (Nghi Xuân); Thạch Tân (Thạch Hà)…

“Nhìn nhận trên bình diện chung so với thời điểm đạt chuẩn, đến nay, các xã đều giữ vững và nâng cấp các tiêu chí, chỉ có một số ít nội dung ở một số ít xã tụt so với thời điểm công nhận đạt chuẩn (chủ yếu là một số công trình xuống cấp nhất là đường giao thông). So với yêu cầu chuẩn mới thì tất cả các xã đều có nâng cấp các tiêu chí nhưng vẫn có khá nhiều xã chưa đạt yêu cầu theo chuẩn mới” - Chánh Văn phong NTM tỉnh cho hay.

Hà Tĩnh “tuýt còi” những xã nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Sau đạt chuẩn NTM năm 2015, Cẩm Yên đã nỗ lực củng cố tiêu chí giao thông, nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành nên đã bị "tuýt còi" về tiêu chí này

Trong số 18 xã đoàn liên ngành đã kiểm tra, soát xét, so với thời điểm công nhận đạt chuẩn, có 2 xã bị tụt 2 tiêu chí là Đức Thủy (Đức Thọ) và Gia Phố (Hương Khê); 3 xã tụt 1 tiêu chí là Thạch Văn (Thạch Hà), Cẩm Yên (Cẩm Xuyên), Xuân Viên (Nghi Xuân). Theo chuẩn mới (QĐ 05 của UBND tỉnh), xã Cẩm Yên bị tụt 4 tiêu chí; các xã: Đức Thủy, Thạch Văn, Thanh Lộc, Ích Hậu, Gia Phố và Thuận Lộc bị tụt 3 tiêu chí.

Ngoài nguyên nhân khách quan do chuẩn bị sáp nhập thôn xóm nên các địa phương không đầu tư nâng cấp các nhà văn hóa thôn, thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và ý thức trong mỗi người dân “chững” lại là lỗi chủ quan nhìn thấy rõ.

Đáng chú ý như Gia Phố là xã điểm của Trung ương, được đầu tư nguồn lực ngân sách lớn nhất nhưng cảnh quan môi trường chưa đảm bảo xanh sạch đẹp. Hiện HTX môi trường không hoạt động thu gom rác thải, rác thải tự xử lý (theo phương pháp đốt thủ công) tại các hộ gia đình chưa đảm bảo và có tình trạng vứt rác thải dọc đường. Hầu hết các xã trong nhóm này bị tụt tiêu chí Khu dân cư NTM kiểu mẫu, không có thôn nào đạt chuẩn 10/10 tiêu chí, các thôn đạt 50 - 70% so với yêu cầu, đặc biệt, nhiều thôn chưa đạt 3 tiêu chí bắt buộc: vườn hộ, công trình chăn nuôi; hàng rào xanh; vệ sinh môi trường.

Hà Tĩnh “tuýt còi” những xã nguy cơ “rớt chuẩn” nông thôn mới

Đoàn liên ngành tỉnh khảo sát, lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân trong xây dựng NTM

Một tiêu chí hết sức quan trọng được Đoàn liên ngành tỉnh thẩm định, điều tra kỹ, đó là sự hài lòng của người dân. Qua khảo sát cho thấy, có 4/18 xã đạt dưới 80% gồm: Thái Yên (68%), Xuân Viên (69%), Trung Lễ (77,6%), Cẩm Thăng (78%) (theo yêu cầu tối thiểu phải đạt 80%). Người dân chủ yếu không hài lòng với các vấn đề: Hệ thống tưới phục vụ sản xuất một số xã chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tình trạng các hộ chăn nuôi trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, rác thải sau khi được thu gom về bãi trung chuyển không được mang đi xử lý (đặc biệt một số xã tại huyện Đức Thọ, Hương Khê). Một số tuyến đường trục chính xã xuống cấp, nhiều tuyến đường nội đồng còn lầy lội vào mùa mưa.

Những tồn tại, hạn chế đã được đoàn liên ngành chỉ rõ, cảnh báo để các địa phương có các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, khắc phục, hoàn thành trong những tháng còn lại của năm.

Vừa qua, tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng NTM 8 tháng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng BCĐ NTM tỉnh Lê Đình Sơn đã chỉ đạo kiên quyết thu hồi bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM đối với các xã có chuyển biến kém và khắc phục các nội dung yếu kém nêu trên chưa đạt yêu cầu; phải gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương. Bởi xây dựng NTM có bền vững hay chững lại cũng ở cán bộ, không ai khác là người đứng đầu.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.