Hành trình nâng tầm thương hiệu gạo rươi của kỹ sư công nghệ thông tin

(Baohatinh.vn) - Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Thần Nông HT (Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã nâng tầm hạt gạo quê hương bằng quy trình sản xuất hiện đại, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) vào năm 2007, anh Phạm Hải Thăng (SN 1983, trú xã Bùi La Nhân, Đức Thọ) lựa chọn cho mình công việc kỹ sư phần mềm tại một công ty tư nhân theo đúng chuyên ngành đã học.

Đến năm 2013, anh trở về quê nhà, trải qua nhiều công việc như Phó Trưởng Công an xã Đức Nhân (nay là Bùi La Nhân) giai đoạn 2013 - 2020, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Yên Nhân kiêm Bí thư Chi bộ thôn Phúc Lộc (từ năm 2020 – nay).

tn1.jpg
Anh Phạm Hải Thăng - Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Thần Nông HT.

Anh Thăng chia sẻ: “Tuy được học những thứ liên quan đến phần mềm, công nghệ nhưng tôi luôn có một niềm đam mê với nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch. Tôi luôn trăn trở để mang tới sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng”.

Nghĩ là làm, tháng 1/2024, anh Thăng cùng một vài người bạn thân tại địa phương nhận hơn 7 ha ruộng vừa tích tụ ruộng đất tại cánh đồng xứ Hà Trổ (thôn Phúc Lộc). Cùng với việc tìm hiểu kiến thức từ phòng chuyên môn, các mô hình đi trước, anh ra tận Thái Bình để tham quan, học hỏi thêm quy trình làm nông nghiệp hữu cơ; tìm hiểu kỹ thuật bắc mạ khay, cấy máy...

tn7.jpg
HTX đầu tư các loại máy móc, góp phần cơ giới hoá quy trình sản xuất.

Sau quá trình nghiên cứu, học hỏi, nắm bắt được kỹ thuật, quy trình sản xuất, anh và những người bạn đã xây dựng phương án “khởi nghiệp”. Cũng trong năm 2024, HTX Nông nghiệp hữu cơ Thần Nông HT do anh Thăng làm giám đốc đã được khai sinh. Với số vốn ban đầu hơn 1 tỷ đồng, HTX đã đầu tư các loại máy chuyên dụng như: máy cấy, máy làm đất; các thành viên cũng đã bắc 2.000 khay mạ giống ST25 để sản xuất gạo rươi bắt đầu từ vụ xuân 2024.

Anh Thăng chia sẻ: “Ngoài mong muốn mang lại loại gạo sạch, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, các thành viên của HTX đều mong muốn phục hồi lại nguồn rươi đã cạn kiệt do khai thác quá mức trong thời gian vừa qua. Chính vì thế, trên diện tích 7 ha trồng lúa, HTX đã kết hợp thả rươi, nhờ môi trường sạch nên rươi phát triển khá tốt”.

tn2.jpg
tn3.jpg
Quy trình sản xuất mạ khay được HTX thực hiện thành công. Ảnh: HTX cung cấp.

Để phòng trừ sâu bệnh tại ruộng, trong quá trình sản xuất, HTX sử dụng các loại phân bón hữu cơ nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho lượng rươi thả nuôi.

Thấp thỏm dõi theo cây lúa kể từ ngày xuống giống, vụ lúa đầu tiên đã mang về niềm vui cho tất cả các thành viên trong HTX khi năng suất đạt 46 tạ/ha.

tn4.jpg
tn5.jpg
Với quy trình sản xuất 100% hữu cơ, sản phẩm Gạo rươi Đức Thọ Thần Nông đã được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn.

Từ ngày 17/8 đến nay, HTX Nông nghiệp hữu cơ Thần Nông HT đã bán thử gạo rươi loại bao bì 5kg với giá 35 ngàn đồng/1kg. Đến nay, HTX đã cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 500 bao gạo, mang về doanh thu hơn 90 triệu đồng. Hiện HTX đang hoàn tất các công đoạn chuẩn bị cho đợt đánh giá sản phẩm OCOP.

Thời gian tới, HTX dự kiến mở rộng diện tích gieo trồng lên 30 ha để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, các thành viên cũng đã lên phương án khắc phục tình trạng ruộng sâu trũng để canh tác 2 vụ/năm, nhằm tăng sản lượng, đồng thời đầu tư thêm các loại máy sấy, máy xay xát để phục vụ sản xuất và hỗ trợ bà con nông dân trong vùng. HTX cũng mong muốn địa phương tạo điều kiện bố trí quỹ đất để làm trụ sở, kho bãi và có các chính sách khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp sạch.

tn6.jpg
Quy trình sản xuất khép kín giúp HTX đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Mô hình gạo rươi của HTX Nông nghiệp hữu cơ Thần Nông HT là một hướng đi mới trong nông nghiệp sạch tại Đức Thọ. Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo nhân rộng mô hình, cử cán bộ chuyên môn đồng hành với các HTX và các mô hình sản xuất.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ liên kết sản xuất với các địa phương có rươi trong và ngoài huyện, tăng cường quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại trên các nền tảng số để quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Ông Nguyễn Chí - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.