(Baohatinh.vn) - Hơn một tuần nay, ngư dân xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) hết sức phấn khởi vì trúng gần 10 tấn mực, ước tính thu về khoảng 2,8 tỷ đồng.
Từ 3h chiều, người dân làng chài Cửa Nhượng, các thương lái, chủ nhà hàng và cả du khách đã tập trung đông đúc tại bến cá Cồn Gò để đợi thuyền, ghe trở về, trong đó mực là loài hải sản thu được nhiều nhất trong hơn 1 tuần nay.
Ngư dân hối hả cập bến...
... đưa mực vào bờ.
Để dành cho mình được những giỏ mực ưng ý, nhiều thương lái phải lội xuống biển giành lấy những chiếc kết (giỏ) đầy ắp mực.
Bà Phan Thị Lưu - một tiểu thương tại thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng chia sẻ: “Hơn một tuần nay, ngư dân Cửa Nhượng “bội thu” mực, ai nấy đều phấn khởi. Vì mực tươi ngon nên rất được giá, bình quân từ 200 – 300 nghìn đồng/kg tùy loại. Sau khi thu mua từ các chủ thuyền, phần thì tôi nhập cho các nhà hàng, phần phục vụ bà con ở phiên chợ chiều”.
“Khác với những tàu khai thác xa bờ, mực được chúng tôi đánh bắt gần bờ bằng nghề lưới chụp. Để săn được loại này, tôi thường ra biển từ lúc chiều tối hoặc từ 3h sáng, khai thác trong đêm đến chiều hôm sau cập cảng. Nhờ đó mà mực chưa qua bảo quản đá lạnh nên vẫn còn tươi rất được giá. Chuyến này ra khơi, thuyền tôi trúng trên 40kg mực, thu về hơn 10 triệu đồng” - anh Lê Văn Huệ, một ngư dân phấn khởi chia sẻ.
Mực ở đây không chỉ có thương lái, người dân trong vùng thu mua mà những vị khách khi ghé qua biển Thiên Cầm cũng đều có mặt tại bến Cồn Gò từ sớm, chờ ghe cập bến để chọn cho mình những con mực tươi ngon về thưởng thức. “Mỗi khi có dịp đến Cẩm Nhượng tôi vẫn thường ghé qua bến cá Cồn Gò để mua hải sản, ở đây mọi thứ đều tươi ngon, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý đặc biệt là mực ở đây ăn rất ngon” - ông Phan Duy Minh (trú phường Nguyễn Du, TP. Hà Tĩnh) chia sẻ.
Sau khi thu mua, các thương lái nhanh chóng đưa mực đến các địa điểm quen thuộc để tiêu thụ trước khi trời tối
Hơn một tuần qua, ngư dân Cẩm Nhượng đánh bắt được gần 10 tấn mực, ước tính thu về khoảng 2,8 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xã Thạch Khê kiểm tra, xác minh, làm rõ vụ việc Báo Hà Tĩnh nêu.
Thời điểm này, xã Mai Hoa (tỉnh Hà Tĩnh) đang vào chính vụ thu hoạch chanh. Với năng suất cao, giá bán ổn định, đây là cây trồng chủ lực đem về nguồn thu nhập khá cho người dân.
Việc ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử mang lại nhiều lợi ích, góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban Châu Âu, thế nhưng, nhiều ngư dân Hà Tĩnh chưa mặn mà.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.
Các địa phương ở Hà Tĩnh cần bổ sung quỹ đất dự phòng, thực hiện tiêu hủy an toàn nhằm ngăn ngừa phát tán dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Sau thành công của mô hình trồng táo Đài Loan ở một số địa phương Hà Tĩnh, cây táo đại Đài Loan đã được đưa về trồng tại xã Cẩm Lạc, bước đầu cây sinh trưởng tốt.
Mô hình chăn nuôi hươu của HTX Sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch Xuyên Sơn (Hà Tĩnh) là một điển hình cho sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hà Tĩnh triển khai cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong giai đoạn tới.
Những ngày qua, bà con ngư dân xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) tích cực bám biển khai thác ruốc biển, mỗi thuyền trở về cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày.
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.
Là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau những thành công bước đầu, những năm gần đây, phong trào làm vườn mẫu nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang có sự chững lại.
Những mô hình được đầu tư bài bản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.