Hương Sơn quyết tâm bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng

(Baohatinh.vn) - Năm 2021, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tập trung khắc phục những tồn tại yếu kém để làm tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR – PCCCR) cho gần 85.000 ha rừng trên địa bàn trong mùa nắng nóng.

Hương Sơn quyết tâm bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng

Sáng nay (19/3), UBND huyện Hương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021.

Hương Sơn hiện đang quản lý, bảo vệ gần 85.000 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện có. Trong năm qua, huyện đặc biệt quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức ký cam kết, xây dựng phương án BVR – PCCCR trên địa bàn.

Hương Sơn quyết tâm bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Sơn Nguyễn Văn Thành báo cáo công tác BVR - PCCCR năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021.

Toàn huyện triển trai thực hiện ký cam kết BVR – PCCCR cho 5.800 em học sinh và 1.971 hộ dân sống gần rừng. In ấn, phát 1.500 tờ rơi tuyên truyền công tác BVR-PCCCR cho cộng đồng, hộ dân sống gần rừng.

Các địa phương, đơn vị chủ rừng đã trồng được 1.370 ha rừng trồng và hơn 980.000 cây phân tán... Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đánh giá cấp chứng chỉ FSC cho Liên hiệp HTX Tây Kim 2.298 ha rừng trồng/1.058 hộ trên địa bàn 10 xã, thị trấn.

Hương Sơn quyết tâm bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng

Chủ tịch UBND xã Sơn Giang Nguyễn Đức Thắng: Để BVR - PCCCR hiệu quả, chính quyền địa phương cấp xã, chủ rừng trên địa bàn kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc sử dụng lửa trong và ven rừng, nhất là trong thời gian cao điểm nắng nóng.

Năm 2020, cơ quan chức năng phát hiện và xử lý 76 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, trong đó, khởi tố hình sự 3 vụ hủy hoại rừng, xử lý hành chính 73 vụ; tịch thu 81.432 m3 gỗ các loại, 85,6 kg động vật rừng, 8.5 ste lâm sản tận dụng, thu nộp ngân sách hơn 377 triệu đồng.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, năm 2020, trên địa bàn huyện xảy ra 35 điểm phát lửa tại 9 xã; trong đó, 2 vụ cháy rừng, diện tích rừng thiệt hại 35,54 ha. Các vụ cháy rừng đều được công an huyện, hạt kiểm lâm, UBND xã tổ chức điều tra, xác minh nguyên nhân, đối tượng gây cháy để xử lý theo quy định.

Hương Sơn quyết tâm bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng

Phó trưởng BQL Rừng phòng hộ sông Ngàn Phố Đào Nam Giang: Năm 2021, đơn vị kiện toàn lại tổ tuần tra, trực gác, tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát với phương châm: "Bảo vệ rừng tận gốc".

Năm 2021, để quản lý, bảo vệ có hiệu quả gần 85.000 ha rừng, huyện chỉ đạo các địa phương, đơn vị quản lý rừng xác định khu vực trọng điểm, trong đó vùng trọng điểm có nguy cơ cao chặt phá rừng, vùng trọng điểm có nguy cơ cao về cải tạo, phá rừng trái pháp luật và vùng trọng điểm cháy rừng. Từ đó, xây dựng phương án BVR - PCCCR cụ thể, sát đúng với tình hình thực tế của từng địa phương.

Hương Sơn quyết tâm bảo vệ gần 85.000 ha rừng trong mùa nắng nóng

Ông Nguyễn Quang Thọ - Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn: Chỉ đạo các địa phương, đơn vị quản lý rừng rà soát, xác định các vùng trọng điểm cụ thể, chi tiết đến từng khoảnh, lô để đổi mới phương án BVR - PCCCR, đồng thời gắn trách nhiệm cho các tập thể, cá nhân về công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp; tiếp tục hoàn thiện công tác giao đất giao rừng; kiểm tra, giám sát chặt chẽ khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản...

Đặc biệt, chủ động phương án “4 tại chỗ”, tu sửa công trình và chuẩn bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, trực gác 24/24 giờ, nhất là vào mùa nắng cao điểm; đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc, báo động kịp thời để huy động lực lượng chữa cháy khi đang còn ở diện hẹp.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.