Hươu sao được nuôi thành công trên đất Nghi Xuân

(Baohatinh.vn) - Mô hình nuôi hươu sao đầu tiên trên vùng đất Nghi Xuân (Hà Tĩnh) của anh Lê Công Quảng (SN 1976) ở thôn Nam Viên, xã Xuân Viên bước đầu thành công mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Hươu sao được nuôi thành công trên đất Nghi Xuân

Anh Lê Công Quảng mạnh dạn đầu tư nuôi hươu trên đất Xuân Viên, Nghi Xuân.

Tốt nghiệp chuyên ngành mỹ thuật tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương vào năm 2000, anh Lê Công Quảng “bôn ba” khắp nơi làm thầy dạy vẽ tại các trung tâm, mở phòng tranh ở TP Hồ Chí Minh rồi lại quay về Nghệ An làm chủ quán cà phê...

Nhưng sau đó anh bỏ quán cà phê, quyết định về vùng đất Xuân Viên (Nghi Xuân) đầu tư nuôi hươu sao thử nghiệm tại trang trại của người em trai. Từ đầu năm 2022, anh bỏ ra hơn 70 triệu đồng xây dựng chuồng trại kiên cố, đồng thời “khăn gói” lên “thủ phủ” nuôi hươu ở huyện Hương Sơn tìm mua con giống.

Hươu sao được nuôi thành công trên đất Nghi Xuân

Bước đầu giống hươu sao Hương Sơn nuôi thành công trên đất Nghi Xuân, một số con đã cho lộc nhung.

Anh Quảng chia sẻ: Ý tưởng đưa hươu sao về nuôi trên đất Nghi Xuân là do anh tìm hiểu qua nhiều kênh, đồng thời anh cẩn thận tìm người có kinh nghiệm nuôi hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn về hướng dẫn làm chuồng trại và kỹ thuật nuôi. Sau khi tìm hiểu và lựa chọn kỹ, anh quyết định mua 5 con hươu giống, trong đó 2 con cái và 3 con đực hết gần 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, ở vùng đất Nghi Xuân này chưa thấy ai nuôi hươu nên thời gian đầu cũng có đôi lần khiến anh chùn bước. Thế nhưng, giá trị kinh tế mà nguồn nhung hươu, hươu giống đem lại khiến anh quyết tâm thử sức.

Hươu sao được nuôi thành công trên đất Nghi Xuân

Anh Quảng trồng thêm cỏ để làm thức ăn cho đàn hươu.

“Ban đầu, do chế độ chăm sóc, quản lý chưa tốt, vệ sinh phòng bệnh kém làm một con hươu đực bị mắc bệnh đường ruột chết, thiệt hại hơn 25 triệu đồng. Nhưng mình không nản chí, vừa củng cố những kỹ thuật chăn nuôi cơ bản, vừa tự đúc rút ra những kinh nghiệm để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn thức ăn để đảm bảo an toàn, cho năng suất cao” - anh Quảng bày tỏ.

Để tìm ra kỹ thuật chăm sóc với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt năng suất cao, anh thử nghiệm cho hươu ăn nhiều phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây, chuối, cỏ… với những loại cây dễ trồng có sẵn tại địa phương.

Chi phí nuôi hươu không cao, chuồng trại chỉ cần chắc chắn và đặt nơi yên tĩnh là được, diện tích khoảng 4 - 5 m2 dành cho một con. Anh áp dụng các kỹ thuật quản lý chăm sóc rất nghiêm ngặt và theo dõi sát sao quá trình phối giống, sinh trưởng, nhất là đối với hươu cái trong thời kỳ mang thai để có những điều chỉnh phù hợp.

Hươu sao được nuôi thành công trên đất Nghi Xuân

Những con hươu sao bước đầu được anh theo dõi, chăm sóc kỹ lưỡng.

Sau những tháng vất vả chăm sóc do còn thiếu kinh nghiệm, những con hươu sao đầu tiên trên đất Nghi Xuân cũng đã bắt đầu “nhú” lộc nhung. “Hơn 5 tháng, bước đầu hai con hươu cho 2 cặp lộc nhung, mỗi cặp có trọng lượng từ 6 - 8 lạng, tôi bán với giá 1,1 triệu đồng/lạng. Tính ra thu về được hơn 14 triệu đồng. Điều đáng mừng hơn là hiện tại trong chuồng đã có 2 con hươu cái mang thai đang chờ ngày sinh sản” - anh Quảng phấn khởi.

Theo anh Quảng, những kết quả “vạn sự khởi đầu nan” nhưng sẽ là động lực để anh phát triển ổn định nghề chăn nuôi mới trên đất Nghi Xuân. Dự kiến năm sau sẽ là thời điểm mà trang trại anh tăng trưởng về số lượng và chất lượng để ổn định nguồn nhung hươu và con giống cung cấp cho thị trường.

Ngoài “du nhập” giống hươu sao về nuôi ở vùng đất này, anh Lê Công Quảng còn nuôi hàng chục con dê núi, trồng hàng nghìn cây ăn quả các loại. Đây được xem trang trại “đa hệ” hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quan trọng hơn, thành công từ nuôi hươu sao sẽ là hướng đi mới cho người dân nơi đây đến học hỏi chia sẻ kinh nghiệm để từ đó nhân rộng mô hình, phát triển kinh tế bền vững.

Ông Phan Xuân Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Viên

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),