Kê khai chính xác, đúng đối tượng thiệt hại do sự cố môi trường

(Baohatinh.vn) - Sáng 10/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Ngọc Sơn chủ trì buổi làm việc với Hội đồng đánh giá thiệt hại do sự cố môi trường, Tổ giúp việc cho Hội đồng cấp tỉnh và Ban chỉ đạo, Hội đồng, Tổ giúp việc các huyện để nghe tiến độ, chỉ đạo công tác kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường.

ke khai chinh xac dung doi tuong thiet hai do su co moi truong

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - Đặng Ngọc Sơn: Hơn 1.500 tấn cá đang tồn kho ở các kho cấp đông, giao Sở Y tế tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, giám sát ATVSTP, công bố chất lượng ATTP và xử lý theo quy định. Nếu hàng đảm bảo VSATTP thì phối hợp sở NN&PTNT tổ chức dán tem, cho tiêu thụ.

Đến ngày 10/9, có 7/7 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, Hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện; 62/62 xã, phường, thị trấn đã thành lập Tổ xác nhận đối tượng, số lượng thiệt hại (còn 4 thôn ở Đông Yên, Kỳ Lợi chưa thành lập do chưa hợp tác); đã tiến hành rà soát, xem xét thống nhất, lạp danh sách đối tượng thiệt hại ở cấp thôn.

Đến nay, toàn tỉnh đã kê khai được 4.636 tàu cá; 827 ha ao, hồ nuôi, gần 25.000 m3 nuôi lồng bè; 49,7 ha làm muối; 33.149 lao động bị ảnh hưởng. Hầu hết các thôn, xóm đã thống kê, phân loại và lập danh sách theo nhóm đối tượng; tổ chức công bố danh sách đối tượng thiệt hại và phát phiếu kê khai thiệt hại; tiến hành thu phiếu kê khai và tổng hợp số liệu niêm yết công khai theo quy chế dân chủ cơ sở.

ke khai chinh xac dung doi tuong thiet hai do su co moi truong

Ông Nguyễn Văn Sáu - Trưởng Phòng NN&PTNT Thạch Hà: Thực tế các văn bản hướng dẫn còn chưa cụ thể, thiếu lôgic, còn bất cập. Ở cấp xóm có tình trạng kê khai tùy tiện, người kê khai thiếu trung thực. Vì vậy, tỉnh cần có quy trình chỉ đạo thẩm định, có tổ hướng dẫn cấp huyện xây dựng quy trình thẩm định để có sự thống nhất chung, có kết quả thẩm định tốt nhất.

Nhiều xã đang tiếp tục tổng hợp, soát xét, xác định, xác nhận đối tượng và số lượng thiệt hại. Các huyện đang tiến hành thẩm định thí điểm một số xã đại diện để rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

Tại buổi họp, đại diện các thành viên Ban chỉ đạo, Hội đồng đánh giá thiệt hại các cấp đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xung quanh vấn đề kê khai, bồi thường thiệt hại. Nhiều ý kiến phát biểu cho thấy, ở cấp huyện, xã còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc kê khai, thẩm định.

ke khai chinh xac dung doi tuong thiet hai do su co moi truong

Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT: Các địa phương phải thẩm định chính xác, đúng đối tượng theo Kế hoạch 262 của UBND tỉnh và các Văn bản hướng dẫn 7433 và 6851 của Bộ NN7PTNT; nghiên cứu kỹ để hiểu rõ, chính xác các từ ngữ được giải thích rõ trong phụ lục kèm theo. Quan tâm kỹ đến việc kê khai thiệt hại của các hộ nuôi và số lao động bị ảnh hưởng của sự cố vì đây là hai đối tượng dễ xảy ra tình trạng thiếu chính xác.

Các đại biểu cho rằng, một số khái niệm, quy định tại các mục trong các văn bản hướng dẫn còn có chồng chéo, không cụ thể, bất cập nên cần có sự hướng dẫn cụ thể, hoặc bổ sung, điều chỉnh, nếu không sẽ gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Để làm được thực sự chính xác, công bằng trong thời gian gấp gáp là rất khó.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, vì nội dung quá rộng, quá khó và chưa có tiền lệ nên các thành viên phải sâu sát cơ sở, tận tụy, trách nhiệm để đạt kết quả tốt.

ke khai chinh xac dung doi tuong thiet hai do su co moi truong

Cấp huyện, xã cần đọc kỹ Kế hoạch 262 của UBND tỉnh. Hội đồng huyện rà soát chi tiết đến tận thôn xóm. Tổ giúp việc tỉnh phải thành lập các Tổ giám sát về cơ sở để soát xét lại hồ sơ một cách chính xác, kỹ càng, có chất lượng thẩm định tốt.

Hội đồng huyện kiểm tra lại quy trình thống kê, kê khai của các xã theo đúng quy định chưa. Lập hồ sơ số liệu để đối chứng, so sánh, thẩm tra, thẩm định tại cơ sở. Bám chắc vào lao động thường xuyên và thu nhập chính, tuyệt đối không được “du di” các đối tượng này. Quan điểm nhất quán là kê khai, thẩm định tuyệt đối chính xác, đúng đối tượng, tránh tình trạng kê sai, đền bù sai đối tượng, sau không thể thu hồi tiền đã chi trả.

Thẩm định kỹ đối tượng và số lượng. Đối tượng thì căn cứ hồ sơ, quy định để soát. Về số lượng thiệt hại, một thì phải có hóa đơn, chứng từ; hai là lấy ý kiến công khai, dân chủ từ cơ sở, thôn xóm. Thẩm định xong, quay lại thẩm định lại tại xã và công khai tại cơ sở để tránh sai sót, khiếu nại. Quá trình xây dựng, phải lưu giữ hồ sơ để làm cơ sở khi cần đến sau này. Tiếp tục dân vận tốt để kê khai tại một số xóm chưa hợp tác ở thị xã Kỳ Anh.

Về việc hơn 1.500 tấn cá đang tồn kho ở các kho cấp đông, giao Sở Y tế tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, giám sát ATVSTP, công bố chất lượng ATTP và xử lý theo quy định. Nếu hàng đảm bảo VSATTP thì phối hợp sở NN&PTNT tổ chức dán tem, cho tiêu thụ.

Giao Sở Tài chính sớm làm dự toán để cấp kinh phí hoạt động cho Hội đồng giám sát, Tổ giúp việc ở huyện, xã, thôn xóm.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.