Khắc phục việc tiêu hủy gia súc thiếu hợp lý ở Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Do là khu vực giáp ranh, không có mốc giới nên cán bộ xã Hương Thủy, Hương Khê (Hà Tĩnh) đã nhầm lẫn về địa giới hành chính khi chôn lấp, tiêu hủy gia súc bị chết vì bệnh viêm da nổi cục.

Khắc phục việc tiêu hủy gia súc thiếu hợp lý ở Hương Khê

Khu vườn của gia đình ông Đặng Văn Quang - nơi có 1 con bê bị chết cho bệnh viêm da nổi cục

Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 28/3/2021, gia đình ông Đặng Văn Quang (thôn 6, xã Hương Thủy) có 1 con bê bị chết vì bệnh viêm da nổi cục, ngay sau đó, gia đình đã báo lên cán bộ thôn.

Ông Quang kể lại: "Khoảng 17 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng xã có đến và đề nghị chôn lấp xác con bê ngay tại vườn. Tuy nhiên, gia đình tôi không đồng ý. Sau đó, xã đã tiến hành rải vôi, phun thuốc khử trùng chuồng trại và vận chuyển xác con bê ra khỏi khuôn viên vườn.

Khắc phục việc tiêu hủy gia súc thiếu hợp lý ở Hương Khê

Vị trí chôn lấp thiếu hợp lý của xã Hương Thủy.

Chị Nguyễn Thị Hường - cán bộ thú y xã Hương Thủy thông tin: "Khoảng 20 giờ tối cùng ngày, chúng tôi mới xác định được vị trí chôn lấp là bãi đất hoang cách gia đình khoảng vài trăm mét và cách xa khu dân cư. Việc xác định địa điểm chôn lấp này theo hướng dẫn của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT (quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn của Bộ NN&PTNT).

Do đêm tối, địa bàn hiểm trở, cán bộ thú y là phụ nữ nên không bám sát quá trình chôn lấp. Trong khi đó, lực lượng tiến hành tiêu hủy không xác định rõ ranh giới hành chính 2 xã Hương Thủy, Hà Linh nên đã đào hố để chôn lấp trên địa giới xã Hà Linh. Khi đang tiến hành chôn lấp thì bị người dân địa phương phản ứng".

Chủ tịch UBND xã Hương Thủy Ngô Văn Tân cho biết: "Xã cử đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Triều về trực tiếp chỉ đạo việc tiêu hủy. Sau khi tiếp cận hiện trường, đồng chí Triều đã xác định có nhầm lẫn về địa giới hành chính nên báo cáo với lãnh đạo xã. Chúng tôi đã chỉ đạo phải khẩn trương di dời xác chết động vật về vị trí hợp lý hơn.

Ngay trong đêm, chúng tôi liên hệ với lãnh đạo xã Hà Linh và thống nhất di chuyển con bê về địa giới xã Hương Thủy, lựa chọn vị trí hợp lý hơn để tiến hành tiêu hủy. Trong quá trình di chuyển đều tiến hành rải bổ sung vôi, phun tiêu độc khử trùng, đảm bảo công tác phòng chống dịch theo quy định. Việc khắc phục được tiến hành ngay trong đêm, đến khoảng 3 giờ sáng thì hoàn thành".

Khắc phục việc tiêu hủy gia súc thiếu hợp lý ở Hương Khê

Vị trí chôn lấp, tiêu hủy là khu vực giáp ranh, không có mốc giới nên cán bộ xã Hương Thủy đã nhầm lẫn về địa giới hành chính.

Sự việc xảy ra là bài học kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch trên đàn gia súc khi chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của tập thể UBND xã, cán bộ được phân công phụ trách. Dù đã chỉ đạo, song thiếu kiểm tra đôn đốc, không kịp thời đến trực tiếp xử lý nên để xảy ra sự việc làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch – Chủ tịch UBND xã Hương Thủy cho biết thêm.

Trao đổi về sự việc này, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Phan Kỳ thông tin: Huyện đã yêu cầu xã giải trình sự việc, xử lý những cán bộ để xảy ra sai sót. Đồng thời, UBND huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn căn cứ phụ lục 06, Thông tư 07 của Bộ NN&PTNT để hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện kỹ thuật tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh và sản phẩm động vật mắc bệnh theo quy định.

Theo quy định, việc tiêu hủy xác động vật cần ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm gần khu vực có ổ dịch.

Cụ thể, phụ lục 06, Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/05/2016 của Bộ NN&PTNT có hướng dẫn kỹ thuật tiêu hủy động vật mắc bệnh như sau:

Nguyên tắc tiêu hủy là phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).

Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.

Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận chuyển;

Địa điểm hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.