Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh, liên kết chuỗi giá trị là hướng đi chiến lược trong nhiệm kỳ mới nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Kỳ Anh (Hà Tinh).

Tăng quy mô sản phẩm trên 3 vùng sinh thái

Trong chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Kỳ Anh đã mở rộng quy mô sản xuất với các loại cây chủ lực phù hợp với điều kiện vùng sinh thái của từng địa phương, vùng miền. Nhờ đó, 5 năm qua (2015 - 2020) giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.873,4 tỷ đồng, tăng 26,7% so với năm 2015.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP đang được người nông dân Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh tích cực hưởng ứng nhờ năng suất, chất lượng cao.

Ông Vũ Trung Tiến - Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng cho biết, 5 năm qua, xã tập trung lãnh đạo, hỗ trợ người dân hấp thu tối đa chính sách để đầu tư trồng mới 80 ha chè, nâng tổng diện tích lên 175 ha, trong đó có trên 100 ha tiêu chuẩn VietGAP. Mở rộng diện tích trồng chè gắn với sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là kết quả ấn tượng trong phát triển nông nghiệp Kỳ Anh 5 năm qua.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lê Văn Trọng cho biết, đến cuối nhiệm kỳ 2015-2020, tổng diện tích chè đạt 497 ha, trong đó, 280 ha chè kinh doanh được sản xuất theo quy trình VietGAP; sản lượng chè búp tươi đạt 2.800 tấn/năm. Với hiệu quả vượt trội, giai đoạn mới, huyện phấn đấu trồng mới 200 ha chè/năm; đồng thời lựa chọn nguồn giống phẩm cấp cao để tăng giá trị trên đơn vị diện tích.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Xã Lâm Hợp có hơn 3.500 rừng sản xuất.

Vùng thượng Kỳ Anh cũng đã hình thành các loại cây trồng chủ lục như: 1.400 ha sắn nguyên liệu, sản lượng 27.000 tấn/năm gắn với nhà máy chế biến tinh bột; 1.100 ha cây ăn quả các loại; 25.000 ha rừng sản xuất.

Vùng đồng bằng phát triển các sản phẩm lúa, rau màu hàng hóa theo hướng liên kết, sản xuất cánh đồng lớn, sản xuất hữu cơ. Các xã vùng biển, cùng với đánh bắt, chế biến thủy sản, hiện có 750 ha nuôi trồng thủy sản đang được chuyển hướng nuôi thâm canh, nuôi tôm sinh học.

Đầu tư nâng tầm giá trị sản phẩm

Kỳ Anh là huyện đầu tiên trong toàn tỉnh xây dựng thành công mô hình Hội quán chế biến hải sản liên xã (huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh) nhằm mở rộng và nâng tầm sản phẩm OCOP. Hội quán đã đi vào hoạt động được 5 tháng với 60 thành viên tham gia “cùng nghĩ, cùng làm, cùng hưởng”, trong đó có 6 thành viên đã xây dựng thành công 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Trang trại cam Khe Xai (Kỳ Sơn) - sản phẩm đầu tiên của vùng thượng Kỳ Anh được công nhận đạt OCOP 3 sao.

Trong chiến lược phát triển nông nghiệp nhiệm kỳ mới, huyện tập trung nâng giá trị đối với hầu hết các sản phẩm chủ lực. Trong đó, thay thế diện tích chè kém hiệu quả, mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; vận động các tổ chức, cá nhân trồng rừng nguyên liệu chất lượng cao (theo chứng chỉ quốc tế FSC).

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

HTX Thu mua và Chế biến thủy hải sản Trung Khang (Kỳ Khang) có 2 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao vào cuối năm 2019.

Tổ chức liên kết sản xuất, hình thành sản phẩm OCOP như: ruốc chua, cá mờm rim, bánh đa ở các xã đồng bằng và vùng biển; cam Khe Xai, cam Khe Nu (Kỳ Sơn), cam Cao Phong, quýt xốp (Kỳ Thượng), nón lá (Kỳ Thư), gạo ngon Hà Phong, ổi Kỳ Đồng, tôm Kỳ Thọ... Đến nay, Kỳ Anh đã có 12 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Khai thác tiềm năng 3 vùng sinh thái, nâng cao giá trị cho nông sản Kỳ Anh

Bánh đa chợ Cầu (Kỳ Châu) đang được tập trung xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Ông Lê Văn Trọng cho biết thêm, huyện Kỳ Anh tiếp tục quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, liên kết chuỗi sản phẩm hàng hóa chủ lực ở các vùng sinh thái theo 3 cấp độ: nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực tỉnh; nhóm sản phẩm đặc thù địa phương.

Từ đó, khai thác mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng, lợi thế, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, phấn đấu đưa bình quân giá trị sản phẩm chủ lực trên một ha từ 88 triệu đồng hiện nay tăng lên trên 120 triệu đồng vào năm 2025.

Chủ đề ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.