Khám phá trại nuôi gà quy mô hơn 3 tỷ đồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trang trại nuôi gà cỏ mía của Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn (Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 3 tỷ đồng, góp phần nâng cao thu nhập và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Khám phá trại nuôi gà quy mô hơn 3 tỷ đồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Gà trống sau 4 tháng nuôi đạt trọng lượng 2,7kg/con sẽ được đối tác thu mua với giá 6.200 đồng/kg

Trang trại nuôi gà cỏ mía của Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn, đóng tại thôn Hoà Tiến, xã Sơn Tiến có diện tích rộng gần 5 ha.

Theo ông Võ Dương Oai - Phó Giám đốc Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn, năm 2020 công ty đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi gà cỏ mía theo hướng an toàn sinh học, công nghệ cao, với 8 chuồng nuôi khép kín. Đây là trang trại chăn nuôi gà cỏ mía lớn nhất trên địa bàn huyện Hương Sơn hiện nay.

Khám phá trại nuôi gà quy mô hơn 3 tỷ đồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đàn gà mái sau thời gian nuôi hơn 2 tháng đang sinh trưởng và phát triển tốt

Tuy nhiên, từ năm 2020 - 2022, do không có kinh nghiệm trong chăn nuôi, lại vào thời điểm dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp nên công ty lỗ nặng.

Rút kinh nghiệm từ bài học thất bại sau bước đi ban đầu “lạc nhịp”, đầu năm 2023, công ty quyết định chuyển hướng sang chăn nuôi liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Vĩnh Phúc). Sau khi ký hợp đồng, Japfa Comfeed Việt Nam đầu tư con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đòi hỏi chuồng trại phải có hệ thống phun sương hóa chất để ngăn ngừa, hạn chế dịch bệnh thâm nhập; nền chuồng cao ráo; nhiệt độ trong chuồng giữ ổn định từ 27-30 độ C nhờ hệ thống sưởi ấm bằng điện và máy lạnh.

Khám phá trại nuôi gà quy mô hơn 3 tỷ đồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Công nhân vệ sinh chuồng trại chuẩn bị cho lứa nuôi tiếp theo

Theo lãnh đạo Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn, trong quá trình nuôi, để có lợi nhuận cao, việc chăm sóc, cho ăn hằng ngày là hết sức quan trọng. Người nuôi phải cân đối sao cho lượng thức ăn vừa phải, đủ để gà phát triển. Sau khi cho ăn, phải tắt toàn bộ hệ thống điện cho gà ngủ, hạn chế vận động tiêu tốn nhiều năng lượng, như vậy, đối tượng nuôi mới phát triển nhanh.

Ngoài ra, công ty còn đầu tư máng ăn tự động nhằm dễ kiểm soát, điều chỉnh lượng thức ăn, nước uống phù hợp với đàn gà. Cùng đó, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh theo định kỳ.

Đặc biệt, khu vực chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế người ra vào; thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun tiêu độc khử trùng một lần/tuần, khử mùi bằng men vi sinh, nhất là thời điểm xuất bán và nhập nuôi lứa mới.

Từ đầu năm đến nay, công ty tiến hành nuôi gà ở 8 chuồng, mỗi chuồng 12.000 con (theo hình thức cuốn chiếu nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, gà tăng trọng theo yêu cầu của đối tác).

Tháng 5/2023, đàn gà 96.000 con của công ty đã được xuất chuồng, đáp ứng theo yêu cầu của đối tác (trọng lượng gà đạt 2,7kg (gà trống) và 2,1kg (gà mái). Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đã tiến hành thu mua với giá 6.200 đồng/kg (Japfa Comfeed đầu tư con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật). Trừ các chi phí ở lứa nuôi đầu, công ty thu về lợi nhuận trên 400 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trang trại của công ty hiện đang giải quyết việc làm cho 7 lao động, với mức lương hằng tháng từ 6 - 8 triệu đồng/người.

Khám phá trại nuôi gà quy mô hơn 3 tỷ đồng ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Phân chuồng gà được thu gom chuẩn bị vận chuyển bán cho các trang trại trồng cây ăn quả

Theo ông Phan Xuân Long - Chủ tịch UBND xã Sơn Tiến, sự có mặt của Công ty Năng lượng và nông nghiệp Hương Sơn không chỉ tạo điểm nhấn thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm ổn định cho con em địa phương mà còn góp phần nâng thu nhập bình quân cho người dân xã Sơn Tiến lên 45 triệu đồng (năm 2022).

Liên kết với doanh nghiệp đang là xu hướng tất yếu trong chương trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi của huyện Hương Sơn. Kết quả bước đầu của Công ty Năng lượng và Nông nghiệp Hương Sơn mở ra hướng chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững cho người dân địa phương.

Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, công nghệ cao không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn thu nhập ổn định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống tốt dịch bệnh.

Ông Lê Đình Phước
Phó Chủ tịch hội Nông dân Hương Sơn

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.