(Baohatinh.vn) - Sáng 14/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì cuộc họp triển khai các nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 1826/TTg-NN ngày 29/11/2017 về việc xử lý hàng hải sản tồn đọng và các đối tượng tồn đọng khác tại địa bàn 4 tỉnh bị ảnh hưởng sự cố môi trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các ngành, địa phương nghiên cứu kỹ công văn chỉ đạo của Thủ tướng để thực hiện hiệu quả bồi thường, hỗ trợ ảnh hưởng sự cố môi trường
Theo tổng hợp của ngành chức năng, số lượng hải sản tồn đọng của 7 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn là 2.708,611 tấn với tổng kinh phí 150,2 tỷ đồng. Trong đó, Nghi Xuân 76,508 tấn, Lộc Hà 1.653,067 tấn, Thạch Hà 305,988 tấn, Cẩm Xuyên 342,537 tấn, huyện Kỳ Anh 81,823 tấn, thị xã Kỳ Anh 215,877 tấn, TP Hà Tĩnh 32,811 tấn.
Các đối tượng tồn đọng khác cũng được xem xét bồi thường, hỗ trợ lần này có tổng kinh phí 121,8 tỷ đồng.
Tại cuộc họp, đại biểu đã thảo luận kỹ xung quanh vấn đề xử lý hải sản tồn đọng và các đối tượng tồn đọng bị ảnh hưởng do sự cố môi trường biển trên địa bàn.
Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yêu cầu các ngành, địa phương nghiên cứu kỹ nội dung công văn chỉ đạo của Thủ tướng để thực hiện hiệu quả trên tinh thần khẩn trương, chính xác, chặt chẽ, trung thực, khách quan, minh bạch để hoàn thành dứt điểm việc bồi thường hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại.
Yêu cầu Tổ công tác của tỉnh tiếp tục giám sát các huyện trong những nội dung liên quan đến chỉ đạo của Thủ tướng, đặc biệt là tập trung giám sát khối lượng hải sản tiêu hủy của các huyện. Các địa phương phải phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác trong quá trình triển khai thực hiện.
Công văn 1826/TTg-NN ngày 29/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:
Đối với hải sản tồn đọng: hỗ trợ 100% giá trị lô hàng với sản phẩm sứa; hỗ trợ 30% giá trị lô hàng với hàng hải sản tồn đọng khác.
Hàng hải sản tồn đọng được hỗ trợ phải đáp ứng các tiêu chí như nêu tại điểm b khoản 1 Mục I Thông báo số 408/TB-VPCP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ, cụ thể như: Phải được kiểm tra và xác nhận là có thật trong kho đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm kê kho hàng (có biên bản kiểm kê của cơ quan có thẩm quyền); có hóa đơn chứng từ hoặc bằng chứng xác thực khác chứng minh được thu mua trên địa bàn trong giai đoạn xảy ra sự cố môi trường biển, không tiêu thụ được, hoặc trường hợp không có hóa đơn, chứng từ hay bằng chứng chứng minh nêu trên thì phải có xác nhận của đại diện cộng đồng dân cư khu vực (lưu ý đại diện cộng đồng dân cư khu vực, ít nhất phải gồm có đại diện các thành phần: mặt trận tổ quốc, chi bộ, tổ dân phố, các đoàn thể như phụ nữ, cựu chiến binh.,..) để làm căn cứ hỗ trợ.
Đối với các tồn đọng khác: áp dụng định mức chi trả, hỗ trợ cho các đối tượng đã được quy định tại Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2016 và Quyết định số 309/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Đầu tư thấp, ít dịch bệnh, lợi nhuận cao, phù hợp với ao nuôi thấp triều… là những kết quả tích cực mà mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cua biển, cá đối mục tại TP Hà Tĩnh đem lại.
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Khu mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông (Hương Sơn, Hà Tĩnh) dự kiến hoàn thành sau 180 ngày kể từ ngày triển khai xây dựng.
Quyết tâm đạt chuẩn đô thị văn minh trước ngày 30/9/ 2024, phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đang tập trung hoàn thành các tiêu chí giao thông đô thị.
Câu lạc bộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tập hợp, chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm trên từng lĩnh vực để cùng phát triển.
Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.
Vụ hè thu 2024, Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm đã liên kết sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ở 6 địa phương, đáp ứng mong mỏi của bà con nông dân Hà Tĩnh vì năng suất tốt, giá trị cao và an toàn với môi trường.
Trong 18 mẫu phân tích tại vùng nuôi tôm nước lợ xã Hộ Độ (Lộc Hà, Hà Tĩnh), cơ quan chuyên môn phát hiện có 4 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP.
Thắng lợi trên cả 3 phương diện lớn là diện tích, năng suất, sản lượng và giá bán đạt mức kỷ lục, vụ lúa hè thu năm 2024 đã mang về niềm vui trọn vẹn cho bà con nông dân Hà Tĩnh.
Bằng nhiều cách làm sáng tạo, các cấp hội phụ nữ ở Hà Tĩnh đã lan tỏa mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng "gia đình 5 không, 3 sạch”, góp phần thực hiện thành công nhiều tiêu chí NTM.
Siêu bão số 3 dự báo gây mưa lớn trên địa bàn Hà Tĩnh. Thời điểm này, người nuôi trồng thuỷ sản đang khẩn trương gia cố lồng bè, hồ nuôi, chủ động ứng phó an toàn với mưa bão.
Với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", bà con nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) đang khẩn trương thu hoạch lúa cạn để hạn chế thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi).
Trước diễn biến phức tạp của siêu bão số 3 - Yagi, các địa phương, đơn vị và người dân Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão Yagi (bão số 3) gây ra, nông dân Hà Tĩnh đang cấp tập thu hoạch lúa hè thu sớm ngày nào tốt ngày đó.
Ông Phan Trọng Tuấn - chủ mô hình ở xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) khẳng định: giống lúa AYT 77 đầu tư ít, chống chịu nắng tốt, cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế tốt...
Cựu chiến binh Trần Văn Tuyển (SN 1966, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đưa cây cà gai leo về trồng nhằm thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả.
Không kể ngày lễ hay ngày nghỉ cuối tuần, từ đầu năm 2024 đến nay với người dân Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) mỗi ngày đều là ngày xây dựng nông thôn mới (NTM).
Mặc dù đang dịp lễ Quốc khánh 2/9 nhưng người dân các địa phương ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn đang ra quân nâng chất, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
Hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã chú trọng phát triển cây hoa thiên lý trồng trên đất vườn đồi theo hướng hàng hóa, cho hiệu quả kinh tế cao.
Những vạt nắng vàng như mật đổ xuống đồng ruộng làm dậy lên mùi thơm nồng nàn của lúa chín. Dẫu nhiều mệt nhọc, lắm lo toan, nhưng mùa thu hoạch năm nay lại thêm một lần bà con nông dân Hà Tĩnh hân hoan niềm vui thắng lợi.
Theo người dân "ốc đảo" Hồng Lam (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), vụ cói năm nay được mùa hơn so với năm trước, bình quân mỗi sào cho năng suất từ 4 - 4,5 tạ (năm 2023 đạt khoảng 3,5 tạ).
Các địa phương ở Hà Tĩnh được yêu cầu chủ động, linh hoạt bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng để né tránh thiên tai, hạn chế rủi ro, đảm bảo hiệu quả sản xuất vụ đông năm 2024.
Việc phòng chống khai thác IUU tại Hà Tĩnh đạt kết quả tích cực, hiện không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, không có ngư dân bị bắt giữ vì khai thác hải sản trái phép.
Các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang kiên trì, nỗ lực để từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kênh mương, đường nội đồng và các hạ tầng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Hưởng ứng phát động “60 ngày cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh” của Ủy ban MTTQ huyện, các đơn vị, địa phương ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ra quân với nhiều phần việc thiết thực.