Làng hoa có tiếng ở Hà Tĩnh “chạy nước rút" chăm cây, đón nụ

(Baohatinh.vn) - Độ một tháng nữa là đến kỳ hoa, cây cảnh ra chợ Tết. Hiện nay, nông dân "thủ phủ" trồng hoa cây cảnh Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang dồn sức chăm sóc, thực hiện các công đoạn cuối cùng để cho ra những chậu hoa đẹp nhất phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, người dân trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn lại tất bật trên khắp các cánh đồng suốt từ sáng sớm tới đêm khuya.

Ông Hồ Sỹ Lưu, chủ vườn hoa cúc 1.200 m2 ở thôn Xuân Sơn cho biết: “Thời điểm này, cây đã cứng cáp nên tôi tập trung chăm bón, áp dụng kỹ thuật để cây cao lớn khỏe mạnh và cho ra đúng thời điểm tết. Đến nay, công đoạn chăm sóc hoa cúc đã hoàn thành trên 80%, giai đoạn này, tôi tiến hành cắm cọc quanh chậu để giữ hoa không bị ngã, đồng thời tiến hành tạo dáng cho hoa”.

Làng hoa có tiếng ở Hà Tĩnh “chạy nước rút chăm cây, đón nụ

Ông Hồ Sỹ Lưu đang định hình dáng cho chậu hoa cúc

Cũng ở thôn Xuân Sơn, gia đình ông Đào Viết Đồng đang tích cực chăm sóc hơn 45.000 cây hoa cúc. Ông Đồng chia sẻ: “Nhờ thời tiết không quá lạnh nên hoa cúc đang phát triển tốt, lá không bị héo. Công việc chính bây giờ là giữ độ ẩm cho cây, kiểm soát dịch bệnh, sâu hại. Cứ ba ngày, tôi tưới nước một lần, phun thuốc kháng nấm cho cây; thường xuyên theo dõi, cắt nụ nhỏ để dồn sức nuôi bông cái, đảm bảo cho hoa ra bông đẹp nhất”.

Để hoa cúc được thu hoạch đúng vụ, người dân thôn Xuân Sơn không chỉ dày công chăm sóc mà đầu tư chi phí, thắp sáng điện xuyên đêm trên vườn cúc để cây phát triển nhánh. Hệ thống bóng điện được lắp đặt với mật độ mỗi bóng cách nhau 1,5 - 2m, nhờ đó, hơi nóng từ bóng điện giúp cho cây cúc phát triển khoẻ, đồng đều.

Ít hôm nữa, khi chỉ còn cách ngày tết khoảng một tháng, người dân sẽ cắt điện để cúc đóng búp và tạo hoa. Việc chong đèn có tốn kém nhưng giá trị thu về lại cao hơn nhiều so với cách trồng hoa thông thường.

Làng hoa có tiếng ở Hà Tĩnh “chạy nước rút chăm cây, đón nụ

Chị Văn Thị Lý sử dụng hệ thống chiếu sáng để kích thích hoa phát triển.

“Nhờ gieo trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật kết hợp với đầu tư xây dựng hệ thống nhà màng và trang thiết bị tiên tiến hiện đại như: hệ thống chiếu sáng, phun tưới tự động nên các vườn cúc ở đây phát triển tốt và bắt đầu nở bông. Bên cạnh đó, bà con phải thường xuyên điều chỉnh giàn lưới và tiến hành bao lưới cho nụ hoa để hoa nở đúng dịp” - chị Văn Thị Lý (thôn Xuân Sơn) cho biết.

Theo nhiều nông dân tại làng hoa ở thôn Xuân Sơn, chăm hoa là công việc rất vất vả vì đòi hỏi người trồng phải sát sao chăm bón từ khi xuống giống đến lúc trổ nụ, ra hoa. Ban ngày, người trồng thường xuyên túc trực để tỉa cành, chăm sóc từng cái nụ, cánh hoa. Ban đêm, thắp đèn sáng toàn bộ diện tích trồng hoa để giúp cây phát triển cao lớn cho bông to, tươi sắc.

Làng hoa có tiếng ở Hà Tĩnh “chạy nước rút chăm cây, đón nụ

Những vườn hoa đã sẵn sàng chào đón mùa xuân.

Ông Dương Công Hoạ - Trưởng thôn Xuân Sơn đánh giá: “Hiện nay, nông dân tại làng hoa đang “chạy đua” với thời gian, tập trung nhân lực để đảm bảo có được những cây hoa, cây cảnh đẹp nhất mang lại giá trị kinh tế cao. Nhiều vườn cây rất lực, hoa đã bung nụ. Các hộ gia đình cũng đã lên kế hoạch xuất bán, tìm đầu ra sản phẩm”.

Cách thôn Xuân Sơn không xa, người dân ở thôn Vĩnh Cát cũng đang tích cực, tập trung chăm sóc các gốc đào để chuẩn bị xuất bán ra thị trường. Đây là thời điểm người dân làng đào bận rộn nhất.

Anh Nguyễn Phi Thanh, chủ vườn đào hơn 200 gốc cho hay, dịp này tôi phải thuê khoảng 3 - 4 nhân công để đào gốc, chuyển vào chậu và vận chuyển sang vườn riêng để chuẩn bị tuốt lá, đón thời vụ ra hoa.

Anh Thanh chia sẻ: “Để có được những cây đào thế đẹp, ra nhiều nụ, cánh hoa thắm và dày, người trồng đào phải tỉ mỉ trong từng khâu chăm sóc như: làm đất, bấm ngọn, tuốt lá... Thời gian này, tôi bón bổ sung kali, thuốc kích thích ra hoa để thúc đẩy cây phát triển”.

Làng hoa có tiếng ở Hà Tĩnh “chạy nước rút chăm cây, đón nụ

Thời điểm này, anh Thanh đang tập trung cao độ chăm sóc vườn đào 200 gốc của mình, chuẩn bị cho mùa đào tết sắp tới.

Ở các vườn đào khác, không khí sản xuất cũng đang rộn ràng. Vừa tuốt lá, chăm cây, các nhà vườn cũng thuê máy móc san ủi, cải tạo lại đất cho vườn.

Ông Nguyễn Văn Tứ ở thôn Vĩnh Cát cho hay: “Thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, với tình hình này, khoảng đầu tháng 12 âm lịch tôi sẽ bắt đầu tuốt lá. Mỗi vườn có thời điểm trồng khác nhau, giống cây khác nhau nên việc lựa chọn thời điểm tuốt lá cũng do từng chủ vườn chọn thời gian sao cho phù hợp nhất. Công đoạn tuốt lá mất khá nhiều thời gian, đặc biệt khi tuốt lá cần tránh làm mất mầm ở chân lá, những chỗ này là nơi hoa sẽ bung nở”.

Làng hoa có tiếng ở Hà Tĩnh “chạy nước rút chăm cây, đón nụ

Công đoạn tuốt lá mất khá nhiều thời gian, cần tránh làm mất mầm ở chân lá để hoa sẽ bung nở.

Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn Bùi Công Thư thông tin: "Vụ hoa năm nay, toàn xã có 26 hộ trồng hoa cúc Đà Lạt với diện tích trồng gần 2 ha; trên 600 hộ chuyên trồng đào kinh doanh với diện tích gần 85 ha. Thời điểm này, tất cả các nhà vườn đều đang dồn sức chăm sóc từng cây để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đây là những cây trồng chủ lực mang lại kinh tế cao cho người dân và đang ngày càng được mở rộng theo hướng chuyên nghiệp”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.