(Baohatinh.vn) - Mặc dù nắng nóng gay gắt nhưng những người làm nghề rèn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) vẫn hăng say lao động bên lò lửa rực đỏ…
Nghề rèn ở phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh nổi tiếng từ bao đời nay, nhưng hiện toàn phường chỉ còn 110 hộ theo nghề.
Nghề rèn là nghề vất vả, quanh năm phải tiếp xúc với hơi than độc hại. Những ngày nắng nóng gay gắt khiến người làm nghề càng vất vả thêm.
Từ 4h sáng, những tiếng búa, tiếng đe, tiếng kim loại va vào nhau vang lên khắp các xưởng rèn ở Trung Lương.
Anh Nguyễn Trọng Hà, tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương cho biết: Người làm nghề rèn ở phường Trung Lương thường thức dậy, bắt đầu công việc từ lúc 4h sáng và kết thúc công việc lúc 19h mỗi ngày.
Gia đình anh Hà có 4 đời làm nghề rèn. Trước kia, các sản phẩm từ nghề rèn ở Trung Lương được làm thủ công. Từ năm 2004, anh là người đầu tiên ở Trung Lương đầu tư máy dập.
Hiện, toàn phường Trung Lương, chỉ gia đình anh Hà đăng ký sản phẩm OCOP.
Mỗi ngày, vợ chồng anh sản xuất được 25-30 sản phẩm như dao, liềm…, cho thu nhập 500-600 nghìn đồng.
“Cái nghề này nó khác với những nghề khác, cứ ráo mồ hôi là đói. Nghề rèn là nghề truyền thống và cũng là nguồn thu nhập chính, nên dù vất vả nhưng gia đình tôi vẫn phải mưu sinh”, anh Hà chia sẻ
Anh Nguyễn Tiến Chương ở tổ Trung Hậu, phường Trung Lương cũng là người đã có hàng chục năm gắn bó với nghề rèn
Thời tiết nắng nóng cộng với bụi than, nhiệt độ cao... nhưng với anh Chương, dường như chuyện đó chẳng thấm vào đâu...
Ở Trung Lương, không những đàn ông miệt mài với công việc dù thời tiết nắng nóng, mà nhiều phụ nữ trực tiếp làm nghề rèn cũng luôn bận rộn
Chị em ở làng rèn...
...thường tham gia ở công đoạn làm nguội như: mài, gọt...
Sản phẩm từ nghề rèn của Trung Lương nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, được xuất bán ở trong và ngoài tỉnh.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.
Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Gắn với không gian lao động của người dân xứ Nghệ, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm đã bị mất đi trong bối cảnh mới. Điều đó đòi hỏi, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần có biện pháp để bảo tồn và phát huy di sản.
Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Công tác bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm đang được triển khai sôi nổi trên các địa phương 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong quá trình này, vẫn còn nhiều vấn đề cần đánh giá lại để có những định hướng đúng đắn.
Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Với các tiết mục được dàn dựng công phu, Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở màn Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" đã để lại những cảm xúc sâu lắng trong lòng khán giả Hà Tĩnh, Nghệ An và cả nước.
Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu đề nghị ê kíp thực hiện tiếp thu các ý kiến góp ý để điều chỉnh, bổ sung nhằm bảo đảm chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" diễn ra thành công tốt đẹp.
Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.
Không chỉ đưa dân ca ví, giặm vào bài giảng, nhiều trường học ở vùng đất di sản Nghi Xuân (Hà Tĩnh) còn thành lập câu lạc bộ để tạo sân chơi cho những học sinh có năng khiếu, đam mê ví, giặm của quê hương.
Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Thời gian qua, Hà Tĩnh đã triển khai nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.
Với nhiều nỗ lực trong hoạt động khởi nghiệp, anh Đặng Văn Cường (xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2024 của Trung ương Đoàn.
Các phần việc cho kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh đang được các đơn vị triển khai đúng kế hoạch, sẵn sàng cho sự kiện diễn ra thành công.
Cô Nguyễn Thị Minh Thơ - Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Đức Long (Đức Thọ) là giáo viên duy nhất ở Hà Tĩnh đạt giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2024.
Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.
Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng dân ca ví, giặm” được tổ chức tại Hà Tĩnh đã khẳng định thêm sức sống trường tồn của dân ca ví, giặm trong lòng công chúng.
Bằng trách nhiệm và tâm huyết, nhiều cán bộ, công chức và người dân ở Hà Tĩnh đã xây dựng tình đoàn kết trong xã hội, khơi lên sức mạnh, chung sức xây dựng đời sống văn hóa.
Chị Võ Thị Hiền - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) luôn là người nhiệt huyết, tận tâm với công việc, thường xuyên giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn ở trên địa bàn.
Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều bậc hiền tài có những đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước. Trong đó có nhiều vị đảm nhiệm chức quan Tế tửu Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Không ngừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Hà Tĩnh nỗ lực hướng đến xây dựng đời sống văn hóa ngày càng tốt đẹp.
Cùng với vấn đề về y đức, y đạo, y lý, y thuật, dưỡng sinh… Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn đề cập nhiều đến hai chữ “lợi danh” trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Thượng Kinh ký sự.