(Baohatinh.vn) - Chủ đầu tư và các đơn vị thi công dự án đê điều, thủy lợi ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) cần đẩy nhanh tiến độ, chủ động phương án đảm bảo an toàn các công trình khi xẩy ra mưa lũ.
Ngày 8/9, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm cùng một số phòng, ban liên quan kiểm tra tiến độ thi các công trình, dự án đê điều, thủy lợi trên địa bàn.
Đoàn đã đến kiểm tra các công trình gồm: đường tràn Khe Bố (xã Sơn Hồng), cầu Trốc Vạc (xã Sơn Kim 2), kè bờ sông Ngàn Phố (đoạn qua các xã Sơn Trung và Tân Mỹ Hà), kè bờ sông Ngàn Sâu (đoạn qua xã Sơn Long) và công trình đê Tân Long (đoạn qua xã Sơn Châu). Trong ảnh: Đoàn kiểm tra công trình đường tràn Khe Bố.
Đây là các công trình đang thi công, cơ bản đáp ứng tiến độ; trong đó, một số công trình hoàn thành khoảng 90% khối lượng, có công trình mới triển khai thi công. Trong ảnh: Đoàn công tác kiểm tra công trình kè bờ sông Ngàn Phố.
Qua kiểm tra, Bí thư Huyện ủy Hương Sơn Bùi Nhân Sâm ghi nhận sự phối hợp của chủ đầu tư, đơn vị thi công và chính quyền địa phương trong việc xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho công trình, vật tư, phương tiện và các lao động.
Trước tình hình mưa lớn và dự báo nguy cơ lũ lụt, Bí thư Huyện ủy đề nghị đơn vị thi công, chính quyền các địa phương và Ban quản lý dự án lên phương án cụ thể khi trường hợp mưa kéo dài gây ngập lụt. Đặc biệt, cần chú ý nguy cơ lũ quét, nước sông dâng cao; quan tâm việc dời dọn, tập kết máy móc thiết bị; đảm bảo an toàn nhân lực túc trực tại công trình. Trong ảnh: Đoàn công tác kiểm tra tại cầu Trốc Vạc.
Bí thư huyện ủy Hương Sơn cũng lưu ý các địa phương thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình của thời tiết, chủ động các phương án ứng phó với thiên tai, nhất là các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân.
Mô hình trình diễn nuôi xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính trong ao lót bạt tại phường Đồng Môn, TP Hà Tĩnh góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mùa nắng nóng cận kề, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng ở Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện, hậu cần để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó nếu không may xảy ra cháy rừng.
Hơn 34.500ha rừng tại Hà Tĩnh đã được cấp chứng chỉ FSC về quản lý bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng chuỗi giá trị gỗ rừng trồng hiệu quả, minh bạch.
Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Thời tiết nồm ẩm, sương mù dày đặc xen kẽ các ngày nắng cùng với nguồn bệnh có sẵn trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân ở Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bà con nông dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu sau nhiều lần bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và gặp sâu bệnh.
Ngôi sao hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2025 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đổi mới, xây chuỗi dịch vụ hiệu quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lương (Hà Tĩnh).
Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 cho đàn vật nuôi, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Từ tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo CHESH, việc thực hiện các phương pháp nông nghiệp mới cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự bền vững cho cả hệ thống rừng, rẫy và ruộng ở Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Công trình đường điện thắp sáng làng quê của thôn 8, xã Hương Long, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 70 triệu đồng từ nguồn kêu gọi con em xa quê, đóng góp của người dân...
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.