Lo ngại việc nhiều hộ nhận khoán đã bán rừng cho "đại gia"

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục chương trình “Đối thoại chính sách thực trạng giao đất, giao rừng tại Hà Tĩnh - Những khó khăn, bất cập và giải pháp”, chiều nay (12/10), các thành viên tham dự tập trung thảo luận nhiều nội dung liên quan.

>> Đối thoại về chính sách, thực trạng giao đất, giao rừng tại Hà Tĩnh

lo ngai viec nhieu ho nhan khoan da ban rung cho dai gia

Các nội dung tập trung về những thành công, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giao đất, giao rừng; đổi mới hoạt động công ty lâm nghiệp; những khó khăn và giải pháp tháo gỡ nhằm quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất rừng sau khi xây dựng phương án đổi mới; đối thoại trực tiếp về thực trạng, khó khăn, thách thức và giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác sau giao đất, giao rừng.

lo ngai viec nhieu ho nhan khoan da ban rung cho dai gia

Ông Trần Trọng Bình (xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn): Nếu Nhà nước không có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, các hộ sẽ khó khăn trong việc bảo vệ rừng tự nhiên được giao.

Có điểm chung các thành viên tham gia hội thảo quan tâm, băn khoăn là bên cạnh mặt tích cực từ việc giao đất, giao rừng thì vẫn còn đó nhiều bất cập, bất an. Đó là, vì cái lợi trước mắt nên nhiều hộ được giao khoán rừng đã bán cho một số “đại gia”, gây khó khăn trong việc quản lý và trật tự xã hội trên địa bàn.

lo ngai viec nhieu ho nhan khoan da ban rung cho dai gia

Ông Đặng Bá Thức (Hội KHKT Lâm nghiệp Hà Tĩnh): Sau giao đất, giao rừng, nhà nước cần có cơ chế chính sách cho các chủ rừng...

Việc giao đất rừng phòng hộ cho các hộ như quy định hiện nay là chưa phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ. Chính sách khoán theo Nghị định 135 của Chính phủ đối với rừng tự nhiên và rừng phòng hộ nên chăng phải bỏ vì gặp rất nhiều bất cập do buông lỏng trong quản lý dẫn đến nhiều diện tích đã được bán đi, bán lại do người nhận khoán toàn quyền định đoạt; nhiều diện tích rừng tự nhiên đã bị xâm hại. Cần có cơ chế chính sách cho các hộ được giao đất, giao rừng được vay vốn ưu đãi, được hưởng lợi.

lo ngai viec nhieu ho nhan khoan da ban rung cho dai gia

GS, TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT: Luật chưa đi vào cuộc sống là do làm luật trong phòng lạnh.

Nhiều vướng mắc, bất cập về chính sách giao đất, giao rừng hay hồ sơ, dữ liệu bị vênh, không trùng khớp... mà các thành viên nêu lên tại hội thảo đã được GS, TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT và TS. Hứa Đức Nhị - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng nhiều chuyên gia, chủ trì giải thích, giải đáp khá thấu đáo, rõ ràng và thẳng thắn...

Nhìn chung, các chuyên gia, lãnh đạo các cấp đều đánh giá cao những kết quả về công tác giao đất, giao rừng tại Hà Tĩnh. Những khó khăn, bất cập trong tổ chức triển khai thực hiện việc giao đất, giao rừng là điều khó tránh khỏi bởi nhiều lý do cần tập trung tháo gỡ. Tuy nhiên, trên quan điểm là rừng phải luôn có chủ còn đất nếu có chậm cũng chưa ảnh hưởng lớn...

lo ngai viec nhieu ho nhan khoan da ban rung cho dai gia

TS. Hứa Đức Nhị - nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại chương trình đối thoại.

Tổng kết và bế mạc hội thảo, ông Lê Công Lương - Chánh VP Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Bá Thịnh cảm ơn sự quan tâm của các nhà khoa học, các chuyên gia từ Trung ương đến các cấp, ngành đối với công tác giao đất, giao rừng tại Hà Tĩnh.

lo ngai viec nhieu ho nhan khoan da ban rung cho dai gia

Ông Lê Công Lương - Chánh VP Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổng kết hội thảo

Chủ trì cũng giải đáp một số thắc mắc, quan tâm của một số địa phương, hộ gia đình về những bất cập trong triển khai thực hiện giao đất, giao rừng trên địa bàn; đồng thời tiếp thu và chuyển những kiến nghị, đề xuất của các địa phương trong tỉnh lên các cấp, ngành có thẩm quyền để công tác giao đất, giao rừng đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra.

Đọc thêm

Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.