Lộc Hà nâng cấp hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

(Baohatinh.vn) - Các địa phương ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang kiên trì, nỗ lực để từng bước nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kênh mương, đường nội đồng và các hạ tầng khác phục vụ sản xuất nông nghiệp.

PL.jpg
Làm đường nội đồng và kênh mương là những phần việc quan trọng nhất khi chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở xã Bình An.

Thời điểm này, xã Bình An và Phù Lưu đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây trồng vụ hè thu gắn với đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất. Để hướng tới chuyển đổi ruộng đất lần 3 thành công và đạt mục tiêu mỗi gia đình có 1 - 2 thửa ruộng, xã Phù Lưu sẽ đào đắp 141.113 m3 bùn đất làm 188 tuyến đường nội đồng dài 81 km và 108 tuyến mương dài 22 km. Xã Bình An cũng đã cơ bản làm xong 74 tuyến đường nội đồng dài gần 26 km, 96 tuyến kênh mương dài 28 km và 57 cầu cống các loại...

Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Nguyễn Đức Quang thông tin: “Trên địa bàn đã có 1 thôn hoàn thành hệ thống đường nội đồng và kênh mương thủy lợi, 7 thôn còn lại đạt khoảng 60% khối lượng. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc, chuẩn bị kinh phí (3,5 tỷ đồng) và đôn đốc, hướng dẫn các thôn đẩy nhanh tiến độ đào đắp hạ tầng phục vụ sản xuất, gặt xong đến đâu thì làm đến đó để kịp hoàn thành trước vụ mùa mới”.

1lh.jpg

Xã Phù Lưu gấp rút đẩy nhanh tiến độ đào đắp đường giao thông nội đồng, kênh mương thủy lợi để phục vụ cho chuyển đổi ruộng đất lần 3.

Cách đây 2 năm, xã Tân Lộc vẫn là địa phương có hệ thống kênh mương thủy lợi, đường nội đồng hạn chế, xuống cấp, gây ảnh hưởng đến sản xuất. Khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất lần 3 (cuối năm 2023), đến nay, hạ tầng trên đồng ruộng của địa phương đã có diện mạo mới. Theo đó, gắn với chuyển đổi ruộng đất, xã Tân Lộc đào đắp mới 243 tuyến đường nội đồng rộng từ 3-5m với tổng chiều dài 76 km, 81 tuyến kênh mương với tổng chiều dài gần 25 km, 16 cống xây và hàng trăm cống ống bi… với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng.

DSC_0935 - Copy.JPG
Kênh Hồng Tân (đoạn qua xã Tân Lộc) được đầu tư 7 tỷ đồng để phục vụ nước tưới cho đồng ruộng.

Chủ tịch UBND xã Tân Lộc Nguyễn Duy Đoàn cho biết: “Cùng với tận dụng, duy trì công năng sử dụng của 15 km đường nội đồng và 20 km mương cứng có sẵn, chúng tôi đã sử dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng mới được làm khi chuyển đổi ruộng đất. Nhờ vậy, bà con nông dân đi lại sản xuất thuận lợi, tưới tiêu kịp thời, máy móc vào tận chân ruộng. 2 vụ gần đây, toàn xã sản xuất 100% diện tích, năng suất lúa tăng hơn các vụ trước; riêng vụ hè thu này có những vùng đồng năng suất dự kiến đạt 53 tạ/ha. Đây sẽ là cơ sở, động lực để chúng tôi tiếp tục đề xuất với cấp trên và vận động Nhân dân tăng cường nguồn lực cho kiên cố hóa hệ thống hạ tầng đồng ruộng”.

2lh.jpg
Những tuyến đường được đào đắp mở rộng hoàn thiện, đồng bộ trên đồng ruộng Tân Lộc.

Những năm qua, toàn huyện Lộc Hà đã huy động hàng trăm tỷ đồng và hàng vạn ngày công để từng bước nâng cấp, hoàn thiện, khơi thông hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất. Theo đó, 3 hồ thủy lợi (hồ Khe Hao ở xã Tân Lộc, hồ Đồng Hố ở xã Hồng Lộc, hồ Khe Quả ở xã Thịnh Lộc) và 1 cống tạo nguồn (cống Cầu Trù) đã được bảo quản, vận hành hiệu quả để đưa nước tưới về đồng ruộng và hạn chế ngập úng. Hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa được hơn 240 km (khoảng 87%), 150/183 km đường nội đồng đạt chuẩn, hệ thống đê sông và kè biển cơ bản khép kín, 35 trạm bơm hoạt động hiệu quả…

Nhờ được quan tâm đầu tư nên hệ thống đường sá nội đồng, cầu cống, trạm bơm trên đồng ruộng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, cấp nước chủ động đạt khoảng 96% (khoảng 5.926 ha), diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp được tiêu chủ động đạt 96% (5.500 ha). Qua đó, đã góp phần quan trọng trong việc mang đến một diện mạo mới cho nền sản xuất nông nghiệp ở Lộc Hà.

3lh.jpg
Cán bộ HTX Dịch vụ nông nghiệp Hồng Lộc kiểm tra tình hình nước tưới tiêu ở đập Đồng Hố

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Lê Hồng Cơ cho biết: “Thời gian tới, huyện Lộc Hà sẽ tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng đồng bộ, kiên cố, hiện đại, hiệu quả, nhất là ở những cánh đồng lớn. Huyện cũng sẽ tiếp tục khuyến khích các địa phương vào cuộc theo phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” để từng bước nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất.

Quá trình đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương, đường nội đồng được gắn liền với công tác chuyển đổi, tích tụ ruộng đất lần 3 và Đề án “Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn Lộc Hà giai đoạn 2022 - 2025”. Qua đó, góp phần hiện đại hóa sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo an toàn mùa vụ trước thiên tai, hạn hán…”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.