Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

(Baohatinh.vn) - Với những tín hiệu tích cực từ hai ngành “mũi nhọn” là sản xuất nông nghiệp và du lịch biển, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang có tiền đề quan trọng để phục hồi kinh tế sau thời gian khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Vụ xuân “vượt ải”

Những ngày này, tiếng máy gặt đập liên hợp và hoạt động thu mua lúa ngay tại chân ruộng đang rộn ràng trên cánh đồng của xã Ích Hậu – một trong những địa phương thu hoạch lúa sớm của huyện Lộc Hà.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Máy gặt đập liên hợp giúp nhà nông đẩy nhanh thu hoạch lúa xuân

Chị Trần Thị Xoan (thôn Thống Nhất) chia sẻ: “Nhờ có máy móc hiện đại nên 2 mẫu ruộng của gia đình đã hoàn thành được một nửa, năng suất bình quân đạt 2,8 – 2,9 tạ/sào. Vụ sản xuất năm nay khá vất vả vì thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh tấn công nên đạt được mức này cũng “vượt ải” thành công rồi. Dự kiến, khoảng 10 ngày nữa, gia đình sẽ thu hoạch xong toàn bộ diện tích lúa”.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Lúa được bán ngay khi có thương lái đến thu mua tại ruộng.

Phó Chủ tịch UBND xã Ích Hậu Đặng Quang Bắc cho biết: “Vụ xuân 2020, xã Ích Hậu sản xuất hơn 480 ha lúa, đến nay, đã thu hoạch được hơn 290ha (đạt hơn 60%). Năm nay, xã tiếp tục thử nghiệm một số giống mới như ADI 168, HN6… năng suất khá cao và ít bị nhiễm bệnh. Chúng tôi đang huy động tất cả máy gặt tại địa phương và thuê thêm của nơi khác để kịp cho bà con thu hoạch vụ xuân, chuẩn bị sản xuất vụ hè thu”.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Không khí rộn ràng trên đồng ruộng mang tín hiệu tích cực và tạo khí thế lao động sản xuất mới sau thời gian trầm lắng.

Tại các vựa lúa khác của huyện như Hồng Lộc, Phù Lưu, Thạch Mỹ… cũng đang tất bật bước vào mùa thu hoạch.

Chị Phan Thị Chiến (thôn Thanh Mỹ, xã Phù Lưu) chia sẻ: “Gia đình tôi làm gần 1,5 mẫu ruộng, mùa này thì nếp 98 đạt năng suất cao nhất là 3,1 tạ/sào. Giá lúa nếp đã “nhích” hơn so với tuần trước, đang ở mức 6.000 - 6.200 đồng/kg nên bà con chúng tôi rất phấn khởi”.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Lộc Hà cũng là một trong những địa phương có diện tích lạc lớn trên địa bàn tỉnh.

Cùng với lúa xuân, bà con nông dân Lộc Hà cũng đang “xắn tay” thu hoạch dần diện tích lạc ở các vùng đất cát cao.

Anh Nguyễn Văn Bằng (thị trấn Lộc Hà) chia sẻ: “Vùng đất cát cao được gieo trỉa sớm hơn nên bà con đã thu hoạch. Lạc vụ này, chúng tôi bán tươi cho các nhà hàng, chợ dân sinh với giá khá cao từ 17 – 18 nghìn đồng/kg. Nắng nóng, vất vả là thế nhưng thời vụ “đuổi” sát lưng nên bà con cũng căng mình, hối hả hơn để kịp “nhịp” thu hoạch”.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Thời vụ dồn dập, bà con Lộc Hà căng mình lao động để kịp tiến độ thu hoạch.

Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Toàn huyện đã thu hoạch được 1.100 ha lúa, đạt 35% diện tích. Năm nay, huyện tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa mới như HN6, Hà Phát 3,ADI 168… cho chất lượng tốt. Không khí tấp nập trên đồng ruộng cũng tạo khí thế mới, lan toả đến các ngành sản xuất khác, ổn định lại tình hình sau thời gian dài trầm lắng do dịch bệnh”.

Du lịch biển “ấm” trở lại

Thời điểm này, Lộc Hà cũng đang tập trung đẩy mạnh hoạt động du lịch biển, tạo lực đẩy để phục hồi kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Biển Lộc Hà tấp nập trở lại là tín hiệu tích cực cho kinh tế của địa phương.

Lượng khách đến với biển Xuân Hải (thị trấn Lộc Hà) những ngày qua dần tăng lên, mang đến tín hiệu vui cho các chủ nhà hàng, khách sạn tại đây.

Anh Hữu Hòa - chủ nhà hàng hải sản Hòa - Duân chia sẻ: “Chúng tôi đã chủ động liên hệ với các mối quen để nhập về nguồn hải sản tươi ngon, chất lượng, thuê thêm nhân viên phục vụ để “đón” mùa du lịch năm nay với nhiều hứa hẹn".

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Đường rải thảm, phân làn đưa vào sử dụng đầu tháng 4 tạo điểm nhấn mới cho trục biển Xuân Hải - cảng cá Cửa Sót.

Các khách sạn, nhà hàng cũng đã chỉnh trang lại một số hạng mục, dọn dẹp và sắp xếp hệ thống phòng nghỉ đón khách, đồng thời vẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn.

Các điểm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi cao cấp tiêu chuẩn 4, 5 sao như: Heart Resort (thị trấn Lộc Hà), Vinpearl Cửa Sót (Thịnh Lộc)… sẽ tiến hành mở cửa và đón khách trở lại vào đầu tháng 6, tái “khởi động” sau thời gian “đóng băng” mọi hoạt động bởi dịch Covid-19.

Lộc Hà “vượt ải” vụ xuân, phục hồi du lịch để tạo đà vươn tới

Công viên nước Vinpearl (Thịnh Lộc) dự kiến mở lại hoạt động vào tháng 6 (ảnh tư liệu).

Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Quang Huệ cho biết: “Để chuẩn bị cho mùa du lịch biển năm nay, huyện đã đầu tư 7 tỷ đồng, hoàn thành rải thảm tuyến đường dọc bãi biển Xuân Hải và điểm đấu nối Cảng cá Thạch Kim, tạo điểm nhấn cho du khách khi đến trải nghiệm hoạt động của cảng lúc bình minh. Hệ thống hạ tầng giao thông và tiện ích phục vụ du lịch được chuẩn bị sẵn sàng, đảm bảo “hút” khách lớn đến với Lộc Hà. Du lịch biển sẽ tiếp tục là ngành kinh tế “mũi nhọn”, góp phần tạo sức bật trở lại cho địa phương trong thời gian tới”.

Vụ xuân “vượt ải”, du lịch biển tái khởi động với nhiều gam màu sáng là những điều kiện tiên quyết, tạo lực cho Lộc Hà phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.