Mỗi năm thu trên 300 triệu đồng từ măng Bát Độ

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Xuân Đỉnh (thôn Tân Xuân, Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) được người dân trong vùng gọi bằng tên trìu mến “Vua măng Bát Độ”. Cái tên mang thương hiệu của một trang trại đang trồng loại cây này, nhưng cũng là sự ghi nhận nỗ lực và ý chí quyết tâm, dám nghĩ, dám làm của người nông dân trên vùng rừng núi Kỳ Tây.

Nằm sâu trong vùng rừng núi thôn Tân Xuân, xã Kỳ Tây, rừng măng tre Bát Độ của ông Nguyễn Xuân Đỉnh khiến không ít người phải ngưỡng mộ.

moi nam thu tren 300 trieu dong tu mang bat do

Chế biến măng khô

Khác với các loại măng tre bình thường, măng Bát Độ (còn gọi là tre điềm trúc) là giống cây trồng nhập ngoại, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang từ Trung Quốc về cho người dân vùng ATK Định Hóa (Thái Nguyên) phát triển kinh tế. Năm 2002, trong một lần về quê vợ ở Thái Nguyên, ông Đỉnh may mắn tìm được giống măng lạ này đưa về quê để nhân giống. Những ngày đầu, công việc trồng măng gặp khá nhiều khó khăn, đầu tiên chỉ trồng làm chồi bán cho tiểu thương, đến năm 2009 mới tiêu thụ măng ra thị trường.

Từ khi cây măng tre “bén duyên” với đất Kỳ Tây thì chuyện gia đình ông Đỉnh thu được hàng trăm triệu đồng mỗi năm không còn là hiếm. Măng Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng, cây măng rất to, vỏ mỏng, thịt trắng ngà, dày, tỷ lệ thịt đạt 85%, giá trị dinh dưỡng cao, ăn rất ngon và giòn. Mỗi khóm tre Bát Độ cho từ 15-20 củ măng, trung bình mỗi củ nặng từ 3-4 kg, gấp đôi so với măng tre bình thường.

moi nam thu tren 300 trieu dong tu mang bat do

Mỗi ngày, ông Đỉnh thu 1 tạ măng trên diện tích 1 ha.

Thông thường vào tầm tháng 3-4 là ông Đỉnh lại bắt đầu thu hoạch măng, thời gian kéo dài đến tận tháng 10-11, nhiều nhất là vào mùa mưa, từ tháng 7-9. Mỗi ngày, “vua trồng măng” thu hoạch được 1 tạ măng trên diện tích 1 ha. Sản phẩm măng chế biến bao gồm măng khô sợi nhỏ, măng muối, măng khô… được bán với giá từ 30.000 - 300.000 đồng/kg. Có khi vợ chồng ông đưa măng ra chợ bán hoặc thương lái đến tận vườn để thu mua. Bình quân mỗi năm, gia đình ông Đỉnh thu 300-500 triệu đồng từ trồng măng Bát Độ.

“Trồng loại cây này vốn đầu tư và công sức bỏ ra ít nhưng cho năng suất cao. Cây không kén đất, không sâu bệnh, càng nắng to lại càng xanh. Cứ đến mùa thu hoạch, 1 ha bình quân thu hoạch được 17 tấn, giá thành ổn định, thu nhập cao” - ông Đỉnh cho biết.

moi nam thu tren 300 trieu dong tu mang bat do

Bình quân mỗi năm, gia đình ông Đỉnh thu từ 300-500 triệu đồng từ trồng măng Bát Độ.

Đối với loài măng tre này, ông Đỉnh cho biết, kỹ thuật trồng khá đơn giản, chỉ khó trong khâu làm chồi vì phải chiết trên cành, phải cho chồi vào bầu từ 6-8 tháng mới xuất vườn và đổ phân liên tục thì cây mới đạt năng suất cao. Bên cạnh lấy măng làm thức ăn với giá trị kinh tế cao, măng Bát Độ còn có bộ rễ phát triển khỏe, góp phần cải tạo môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi trọc.

Ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây cho biết: “Vườn măng tre Bát Độ của gia đình ông Đỉnh là mô hình phát triển kinh tế điển hình của xã. Chúng tôi đang khuyến khích nông dân trong xã học tập để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm và nâng cao thu nhập”.

Đọc thêm

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".
Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Hương Sơn có thêm 3 sản phẩm OCOP 3 sao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Thạch Kim đẩy mạnh phát triển kinh tế biển

Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Ngành chuyên môn Hà Tĩnh khuyến cáo gì cho vụ tôm xuân - hè 2025?

Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Giá trị nhung hươu Hương Sơn ngày càng tăng cao

Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Nuôi lươn không bùn ở Cẩm Quang

Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Ngư dân bội thu, tiểu thương phấn khởi

Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Vũ Quang tươi mới

Vũ Quang tươi mới

Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).