(Baohatinh.vn) - Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng là 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh sẽ được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4 và đưa vào khai thác tuyến chính từ ngày 28/4.
Thời điểm này, chủ đầu tư, các nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát vẫn đang “chạy đua với thời gian” hướng tới mục tiêu thông xe 2 tuyến cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và tạo thuận lợi cho người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Trong ảnh: Cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đoạn qua xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ) đang được thi công khẩn trương. Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 đi qua địa bàn Hà Tĩnh có 3 dự án thành phần, gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng và Vũng Áng - Bùng với tổng chiều dài 102,38km, qua các huyện: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Trong ảnh: Nút giao quốc lộ 8 - điểm tiếp nối giữa cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt được thông xe vào tháng 6/2024 với cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi tại địa phận xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ). 3 dự án thành phần được khởi công vào tháng 1/2023 với quy mô thiết kế giai đoạn phân kỳ đầu tư 4 làn xe, mặt đường 17m; giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe, nền đường 32,25m. Trong ảnh: Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đoạn qua xã Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) và xã Cẩm Thạch (Cẩm Xuyên). Sau gần 2 năm rưỡi thi công, với sự chỉ đạo sát sao từ chủ đầu tư - Ban QLDA Thăng Long cùng nỗ lực thi công của nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát, đến nay, các đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh luôn có khối lượng thi công đảm bảo kế hoạch đề ra. Trong đó, 2 đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng do Ban QLDA Thăng Long (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư sẽ được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4, đưa vào khai thác tuyến chính vào ngày 28/4. Trong ảnh: Cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đoạn qua xã Kim Song Trường (Can Lộc) đã cơ bản hoàn thành.
Tuyến cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi dài 35,28 km, tổng mức đầu tư 7.643 tỷ đồng, có điểm đầu thi công tại nút giao quốc lộ 8, xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ) khớp nối với cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt và điểm cuối ở địa phận xã Thạch Xuân (Thạch Hà) kết nối với đoạn cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng. Trong ảnh: Cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đoạn qua các xã Quang Lộc, Sơn Lộc (Can Lộc).
Liên danh nhà thầu Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) và Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) là đơn vị đảm nhận thi công cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi. Thời gian qua, 2 nhà thầu đã huy động tối đa nhân lực, máy móc, thiết bị, chia làm hàng chục mũi thi công đồng loạt triển khai thi công trên toàn tuyến. Trong ảnh: Cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đoạn qua Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà).
Đến nay, sản lượng thi công cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt trên 90%, đảm bảo cho mục tiêu thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4 và khai thác tuyến chính vào ngày 28/4 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng. Trong ảnh: Cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi đoạn qua xã Kim Song Trường, thị trấn Đồng Lộc (Can Lộc).
Trong khi đó, tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng dài 54,2km, tổng mức đầu tư hơn 9.700 tỷ đồng, đi qua các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, với điểm đầu tại xã Thạch Xuân (Thạch Hà) kết nối với đường cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi và điểm cuối giao với Quốc lộ 12C tại TX Kỳ Anh, nối tiếp với đường cao tốc Vũng Áng – Bùng cũng đang tăng tốc về đích theo kế hoạch đề ra. Trong ảnh: Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đoạn qua xã Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh).
Tuyến cao tốc này do liên danh các nhà thầu: Công ty TNHH Xây dựng Tự Lập, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường, Công ty CP 471, Công ty CP xây lắp 368 thi công. Đây đều là những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong xây dựng các công trình giao thông trọng điểm. Trong ảnh: Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đoạn qua xã Thạch Xuân (Thạch Hà) và xã Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh).
Tới thời điểm này, tuyến chính cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng cơ bản hoàn thành thảm bê tông nhựa. Trong ảnh: Cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ ở xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) đã được thảm bê tông nhựa. Các nhà thầu đang thực hiện việc lắp đặt dải phân cách, biển báo giao thông, hộ lan tôn, hàng rào bảo vệ. Trong ảnh: Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đoạn qua xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh đã được lắp đặt dải phân cách cứng, sơn kẻ vạch đường. Các nút giao cũng đã đảm bảo cho xe ra vào khi 2 tuyến cao tốc được thông tuyến. Trong ảnh: Nút giao cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng với quốc lộ 12C ở xã Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh). Đây cũng là điểm khớp nối với cao tốc Vũng Áng - Bùng sẽ được thông tuyến vào 30/9.
Theo tìm hiểu, mỗi địa phương có tuyến cao tốc đi qua đều được thiết kế nút giao lên xuống để người và phương tiện lưu thông thuận lợi.
Nhiều đoạn tuyến trên cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đã hoàn thành tất cả các phần việc, trong đó có trồng cỏ ở taluy âm. Trong ảnh: Cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng đoạn qua xã Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh).
Hệ thống biển báo giao thông trên 2 tuyến cao tốc đang được hoàn thiện từng ngày.
Dọc 2 tuyến cao tốc được bố trí các hầm chui dân sinh, tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống cầu cống, mương thoát nước, đường gom, hàng rào bảo vệ hành lang cao tốc cũng đã được triển khai cơ bản.
Quá trình thi công, dù gặp một số khó khăn nhưng với việc chủ đầu tư, các nhà thầu, tư vấn giám sát và chính quyền địa phương luôn đồng hành, sát cánh cùng nhau đã đưa 2 tuyến cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng "về đích" trước kế hoạch.
2 tuyến cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng được thông xe, đưa vào khai thác không chỉ giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới. Video: Cận cảnh 2 tuyến cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng.
Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thaco đề xuất chia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam làm 2 giai đoạn triển khai. Trong 5 năm đầu, công ty sẽ xây dựng hai đoạn Hà Nội - Hà Tĩnh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, là những khu vực có nhu cầu vận tải lớn.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị triển khai nghiêm các công điện của Chính phủ, tập trung lực lượng thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh đề nghị huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) chủ động ứng phó với thời tiết bất lợi, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân đảm bảo kế hoạch đề ra.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các lực lượng phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt chú trọng các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Việc kịp thời thu hoạch lúa xuân, nhất là các diện tích bị đổ rạp, ngâm nước sẽ giúp bà con nông dân Hà Tĩnh giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra, nhất là khi dự báo tiếp tục có mưa.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các ban, sở, ngành, địa phương liên quan. Về phía Formosa Hà Tĩnh có ông Trần Tuấn Lương – Tổng Giám đốc cùng Ban lãnh đạo công ty.
Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Hơn 9 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam (trụ sở đóng tại TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn giữ vững tôn chỉ “Lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp”.
Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
Với chính sách hỗ trợ sát sườn, thiết thực, Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ trao cơ hội phát triển cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh.
Để ngăn chặn lừa đảo, Ngân hàng Nhà nước dự kiến áp dụng sinh trắc học cho tài khoản tổ chức, cấm dùng bí danh và lập kho dữ liệu tài khoản nghi gian lận. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 27/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 27/5/2025: Giá vàng liên tục biến động thời gian qua. Giá vàng đang chịu tác động từ những thông tin liên quan chính sách thuế quan của Mỹ với các nước.
Để đảm bảo sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh, người nuôi tôm Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các biện pháp khử khuẩn môi trường nước, ổn định các chỉ số trong ao nuôi.
Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu vẫn còn bày bán công khai tại các cửa hàng, chợ truyền thống ở Hà Tĩnh. Để xử lý triệt để vấn nạn này, cần sự quyết liệt hơn của lực lượng chức năng và thay đổi thói quen mua sắm từ chính người tiêu dùng.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với chủ đầu tư từng bước tháo gỡ khó khăn, có những giải pháp quyết liệt để chủ đầu tư đưa các hạng mục vào thi công.
Trạm biến áp 110kV Lộc Hà và 4 xuất tuyến 22 kV đi vào vận hành đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, góp phần hoàn thiện lưới điện phân phối theo quy hoạch phát triển điện lực Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh giao các bộ, ngành nghiên cứu lập sàn giao dịch vàng, tách bạch quản lý nhà nước và kinh doanh để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 26/5 của Báo Hà Tĩnh.
Vì nhiều lý do mà đến nay, dự án hồ chứa nước Rào Trổ (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn chưa hoàn thành, hệ quả là khu vực đã giải phóng mặt bằng bị người dân lấn chiếm để trồng keo tràm.
Nhiều người tiêu dùng dù biết hàng kém chất lượng, hàng nhái nhưng vẫn mua chỉ vì giá rẻ. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến cho hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường.
Trước việc lúa xuân chưa thu hoạch bị rơm rạ, bèo tây bủa vây, dẫn tới nguy cơ hư hỏng, bà con nông dân ở Hà Tĩnh phải dầm mình trong biển nước mênh mông để cứu lúa.
Chính quyền địa phương và các lực lượng ở huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) tập trung lực lượng đẩy bèo ra khỏi ruộng lúa đang chuẩn bị thu hoạch, đồng thời hỗ trợ người dân đưa lúa đi phơi sấy.
Mưa lớn diễn ra trong chiều tối 24/5 đến rạng sáng 25/5 đã làm hàng nghìn ha lúa xuân đang kỳ thu hoạch ở Hà Tĩnh bị đổ ngã và ngập sâu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cuối vụ.
Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.