Người dân Cổ Đạm “đứt ruột” nhìn hàng nghìn cây đào héo rũ sau lũ

(Baohatinh.vn) - Sau trận mưa lũ kéo dài trong những ngày qua, người dân thôn Xuân Sơn (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang đứng ngồi không yên khi hàng nghìn cây đào chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới bị ngập úng, héo rũ và nguy cơ chết cao.

Người dân Cổ Đạm “đứt ruột” nhìn hàng nghìn cây đào héo rũ sau lũ

Người dân thôn Xuân Sơn "nóng ruột" nhìn đào héo lá có nguy cơ chết do bị ngập nước.

Với địa hình nằm ở chân núi, Xuân Sơn là thôn có diện tích trồng đào lớn của xã Cổ Đạm. Những năm gần đây, ngoài làm ruộng, đa số người dân đầu tư vào trồng đào nên đây cũng là nguồn thu nhập chính của bà con.

Thế nhưng, đợt mưa lớn vừa rồi khiến nhiều gốc đào đang bị héo rũ do ngập nước lâu ngày. Dù các chủ vườn đào đã làm đủ mọi cách tháo nước, cứu cây nhưng đến nay cũng chỉ biết “cầu trời”.

Theo người dân địa phương, khoảng 3 - 4 ngày tới mới biết những cây đào bị héo có khả năng sống tiếp hay không.

Người dân Cổ Đạm “đứt ruột” nhìn hàng nghìn cây đào héo rũ sau lũ

Nếu những cây đào bị héo không sống lại, coi như năm nay gia đình ông Xuân và nhiều hộ dân khác ở thôn Xuân Sơn "trắng tay".

Khu vườn hơn 4 sào đất của gia đình ông Phan Xuân ở thôn Xuân Sơn có 400 gốc đào thì hiện đang có gần 100 gốc bị héo rũ lá.

Ông Xuân cho hay: “Trong số đó có cả những cây đào trồng 1 - 2 năm, đang được chăm sóc để bán vào dịp tết. Khi trồng, các gốc đào đều được đắp cao, nhưng mưa liên tục những ngày qua, nước vào vườn không thoát kịp nên cây bị ngập lâu.

Số cây bị héo chủ yếu đã trồng 2 năm. Những cây còn sống, chúng tôi tích cực chăm bón để tăng sức chống chịu cho cây. Nếu không phục hồi được thì thiệt hại trên trăm triệu đồng, coi như trắng tay”.

Người dân Cổ Đạm “đứt ruột” nhìn hàng nghìn cây đào héo rũ sau lũ

Nước đã rút hết, bà Sửu ra sức chăm sóc mong cứu vãn vườn đào

Cách đó không xa, gia đình bà Phan Thị Sửu cũng đang “ngồi trên đống lửa” vì hơn 50 gốc đào trong số 400 cây đã chăm bón hơn 2 năm qua bị héo rũ trong vườn.

Để trồng được vườn đào này, gia đình bà Sửu phải thuê xe chở đất đắp ao, rồi mua cây giống mất hàng trăm triệu đồng tiền vốn. Cả năm qua, bao nhiêu công sức chăm sóc đổ hết vào vườn đào này, dự kiến cho thu hoạch vào tết năm nay.

Người dân Cổ Đạm “đứt ruột” nhìn hàng nghìn cây đào héo rũ sau lũ

“Để trồng cây đào bán được vào dịp tết, phải mất rất nhiều công và yêu cầu tỉ mỉ, cắt tỉa cho dáng cây đẹp, rồi hái lá để ra hoa đúng đợt. Giờ lứa đào 2 năm cho thu nhập cao hơn thì héo hết. Hôm mưa tới giờ, ngày nào tôi cũng ra vườn, cố gắng tháo nước sớm nhưng cũng không ăn thua.

Cứu vãn được cây nào hay cây ấy, không thì mùa này mất chừng 70 triệu đồng. Cả năm làm lụng trông chờ cả vào vườn đào. Mấy hôm nay mất ăn mất ngủ, nhìn từng cây đào lá héo rồi rụng mà đứt ruột đứt gan”- bà Sửu thở dài.

Người dân Cổ Đạm “đứt ruột” nhìn hàng nghìn cây đào héo rũ sau lũ

Hiện cả thôn có hơn 2.000 gốc đào bị héo, phải chờ 3 - 4 ngày sau mới biết cây có phục hồi lại được hay không.

Ông Phan Văn Thân – Bí thư Chi bộ thôn Xuân Sơn cho biết, cả thôn có 200 hộ thì có khoảng 100 hộ dân trồng đào, trong đó có khoảng 70 hộ trồng diện tích lớn, từ 100 - 400 cây. Đợt mưa vừa rồi, toàn thôn có khoảng hơn 2.000 gốc đào bị héo, hộ ít thì chục cây nhưng có những hộ bị héo cả trăm gốc. Hiện nay, nước đã rút hết nhưng như những đợt mưa năm trước, khả năng cây đào sống lại khi bị héo tương đối thấp.

Những năm gần đây, đào phai Cổ Đạm được người dân nhiều nơi như thành phố Vinh, người dân trong huyện, tỉnh tìm đến mua. Hoa đào Xuân Sơn được ưa chuộng nhờ kỹ thuật chăm sóc, phù hợp điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng nên cho ra dáng đẹp, hoa nhiều. Những năm trước, thời tiết thuận lợi, đào ra hoa đúng dịp, bán được giá, có những hộ thu nhập vài ba trăm triệu đồng từ bán đào tết.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.