Người dân Hương Sơn lắp "mắt thần" để bảo vệ rừng

(Baohatinh.vn) - Mô hình camera tự quản do các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại xã Sơn Tiến (Hương Sơn, Hà Tĩnh) triển khai, bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng trên địa bàn.

Xã Sơn Tiến hiện có hơn 1.300,5 ha rừng, trong đó gồm 1.124,6 ha rừng phòng hộ và khoảng 175,9 ha rừng sản xuất. Thời gian trước đây, địa phương này thường là “điểm nóng” về cháy rừng ở Hương Sơn. Do đó, đầu năm 2023, Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn đã phối hợp cùng UBND xã Sơn Tiến vận động các hộ nhận khoán rừng lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các cửa rừng.

kl7.jpg
Xã Sơn Tiến hiện có hơn 1.300,5 ha rừng.

Đến nay, toàn xã có 5 mắt camera, được lắp đặt tại các cửa rừng lớn, có nhiều người ra vào để giám sát các hoạt động và phát hiện kịp thời khi xảy ra sự cố cháy rừng.

Tại thôn Tân Tiến, để bảo vệ hơn 70 ha rừng trồng theo Dự án JICA và rừng hộ dân tự bỏ vốn trồng, 11 hộ dân trong thôn đã đầu tư kinh phí để lắp đặt hệ thống camera 360 độ, theo dõi bao quát toàn bộ rừng được giao khoán với tổng chi phí hơn 5 triệu đồng và 1 triệu đồng/năm cho dịch vụ kết nối internet.

kl1.jpg
Camera được 11 hộ dân thôn Tân Tiến lắp đặt ngay điểm đầu cửa rừng.

“Sau khi được địa phương vận động, gia đình tôi cùng 10 hộ dân có rừng tại khu vực thôn Tân Tiến đã hội ý cùng nhau, đóng góp kinh phí để lắp camera tại lối vào rừng. Từ khi có “mắt thần”, chúng tôi có thể giám sát từ xa số lượng người đi vào rừng và phát hiện kịp thời các sự cố. Camera có thể xoay 360 độ nên bao quát được cả diện rừng xung quanh khu vực”, bà Hồ Thị Liên – chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại thôn Tân Tiến chia sẻ.

Với hơn 10 ha rừng thông lấy nhựa và rừng trồng keo (nhiều nhất trong 11 hộ), bà Liên luôn đặt vấn đề an ninh lên hàng đầu. Từ khi có hệ thống camera, việc giám sát rừng của bà trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, vào thời kỳ nắng nóng cao điểm, bà thường xuyên kiểm tra tổng thể khu vực nhằm phát hiện sớm nhất khi xảy ra sự cố cháy rừng để ngăn chặn kịp thời.

kl5.jpg
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn hướng dẫn người dân thôn Vực Rồng cách kiểm tra người ra vào cửa rừng theo mốc thời gian bằng camera.

Được giao hơn 250 ha rừng, 60 hộ dân ở thôn Vực Rồng cũng đã trang bị hệ thống camera giám sát tại cửa rừng. Nhờ đó, việc truy vết số lượng người ra, vào rừng trở nên dễ dàng hơn, ngăn chặn kịp thời những đối tượng xấu vào rừng với mục đích phá hoại.

“Từ khi đưa hệ thống camera giám sát ở cửa rừng vào hoạt động, chúng tôi đều yên tâm, giảm bớt thời gian trực gác tại rừng”, anh Bùi Đức Dần – chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại thôn Vực Rồng cho hay.

Gia đình anh Dần hiện quản lý 10 ha rừng phòng hộ và rừng keo, trong đó, rừng keo chiếm gần 7 ha. Trước đây, để bảo vệ diện tích rừng, anh cùng gia đình thường xuyên phải vào rừng để trực gác, nhất là vào mùa nắng nóng, dễ gây hỏa hoạn. Còn bây giờ, sau khi lắp camera giám sát, anh có thể theo dõi mọi diễn biến ngay từ cửa rừng và báo ngay cho lực lượng chức năng nếu có đối tượng lạ mặt hoặc khả nghi đi vào khu vực.

kl2.jpg
Chi phí lắp đặt, duy trì bảo dưỡng hệ thống camera tại xã Sơn Tiến dao động từ 3-6 triệu đồng/điểm.

Hiện nhiều chủ hộ nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn xã Sơn Tiến đang tích cực trang bị các hệ thống giám sát nhằm bảo vệ diện tích rừng được giao chăm sóc và sản xuất. Theo khảo sát, chi phí lắp đặt hệ thống camera và duy trì dao động từ 3-6 triệu đồng/điểm, được chia đều cho các hộ dân có rừng trong khu vực. Hình ảnh từ camera được kết nối vào thiết bị di động của người dân và hệ thống giám sát của Công an xã Sơn Tiến.

kl3.jpg
Hệ thống camera tại các cửa rừng được tích hợp vào hệ thống giám sát của Công an xã Sơn Tiến.

Toàn huyện Hương Sơn có 84.000 ha rừng, trong đó có 65.000 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ 25.000 ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn quản lý 19.600 ha, Vườn quốc gia Vũ Quang 7.000 ha; số còn lại thuộc các tổ chức và các hộ gia đình trên địa bàn huyện.

Mô hình camera tự quản bảo vệ rừng được thí điểm tại xã Sơn Tiến từ đầu năm 2023. Từ đó, công tác bảo vệ rừng, ngăn ngừa lâm tặc, phát hiện cháy rừng được thực hiện khá hiệu quả. Cũng từ mô hình này, lượng công việc của các cán bộ kiểm lâm được giảm tải đáng kể.

Hiện, chúng tôi đã phối hợp cùng UBND huyện Hương Sơn để rà soát tình hình thực tế cũng như nhu cầu của người dân để nhân rộng mô hình này. Với 13 xã trên địa bàn cùng 2 chủ rừng lớn (BQL Rừng phòng hộ Ngàn Phố và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp & Dịch vụ Hương Sơn), ước tính cần 39 mắt camera để lắp đặt tại các điểm trọng yếu trên toàn huyện.

Ông Lê Ngọc Danh - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn

Video: "Mắt thần" giám sát cửa rừng ở Hương Sơn.

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam Hà Tĩnh vào mùa thu hoạch

Đặc sản cam chanh Hà Tĩnh bắt đầu vào vụ thu hoạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Giá cam hiện được bán từ 25 – 60.000 đồng/kg.
Hành trình miệt mài xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Hành trình xây dựng thương hiệu gạo Can Lộc

Khép lại một mùa vụ đầy thắng lợi, nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) có thêm niềm vui khi hạt gạo quê hương đang từng bước chiếm lĩnh thị trường. Ước mơ xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo đang dần trở thành hiện thực.
Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Ngư dân Nghi Xuân trúng cá bạc má

Sau một đêm vất vả vươn khơi, bám biển, nhiều tàu cá của ngư dân Xuân Yên (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) cập bến trong niềm vui phấn khởi vì trúng đậm cá bạc má.
Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.