Người dân Hương Sơn lo tỉa cảnh, dưỡng quả cam bù ... chờ tết

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, người dân trồng cam bù tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, bón phân, dưỡng quả… để chờ đón vụ mùa bội thu vào dịp Tết Nguyên đán 2022.

Người dân Hương Sơn lo tỉa cảnh, dưỡng quả cam bù ... chờ tết

Với diện tích hơn 1.000 ha cam bù, trong đó có hơn 620ha cho thu hoạch, năm nay, toàn huyện Hương Sơn ước đạt năng suất gần 10.000 tấn. Ảnh: Vườn cam bù hơn 4ha của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa).

Năm nay, huyện Hương Sơn có hơn 1.000 ha diện tích trồng cam bù, trong đó có hơn 620 ha sắp cho thu hoạch, chủ yếu ở các xã: Sơn Trường, Kim Hoa, Sơn Hàm...

Thời gian này, tuy không có dịch gây hại lớn trên diện rộng, nhưng do vào mùa mưa lạnh nên bệnh sương mai, các loại sâu, nấm dễ dàng sinh sôi và phát triển. Cùng với đó, cây cam cũng bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển mạnh về quả, do vậy, người dân đang tích cực chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật như: phun thuốc chống sương mai, nấm, bón phân,… để quả cam bù to đều, đẹp và tránh sâu bệnh hại.

Người dân Hương Sơn lo tỉa cảnh, dưỡng quả cam bù ... chờ tết

Để đón chờ một vụ cam bội thu sắp tới, ông Nguyễn Mạnh Lân (thôn 6, xã Sơn Trường) thường xuyên tỉa cành cho diện tích 1ha cam bù của gia đình.

Với 30 ha trồng cam bù theo kỹ thuật VietGAP, sắp tới, HTX Cam bù Trường Mai (thôn 5, xã Sơn Trường) ước tính thu hoạch trên 120 tấn cam.

Giám đốc HTX Cam bù Trường Mai Nguyễn Văn Hạnh phấn khởi cho biết: “Ngay sau khi thu hoạch xong vụ cam năm ngoái, chúng tôi đã nhanh chóng bắt tay vào vệ sinh vườn, tỉa cảnh, bón phân, áp dụng đầy đủ các biện pháp canh tác theo đúng quy trình… Nhờ vậy, đến nay, cây cam đủ chất dinh dưỡng, cho quả cam đều đẹp, mỗi cây bình quân có gần 1,5 - 2 tạ quả”.

Người dân Hương Sơn lo tỉa cảnh, dưỡng quả cam bù ... chờ tết

Cùng với dọn cỏ, bón phân, anh Anh Uông Văn Anh (thôn Kim Lộc, xã Kim Hoa) còn tiến hành chống cành cho cam tránh rơi rụng.

Những ngày gần cuối tháng 11, gia đình anh Uông Văn Anh (thôn Kim Lộc, xã Kim Hoa) đang tích cực phát cỏ, tỉa cành, tỉa quả phát triển kém, bổ sung phân bón hữu cơ… cho 3ha với gần 800 gốc cam bù của gia đình.

Anh Uông Văn Anh chia sẻ: “Đến thời điểm này, gia đình không quá lo lắng sâu bệnh gây hại bởi sau một thời gian được chăm sóc đúng cách, đảm bảo đủ dưỡng chất, vườn cam nhà tôi hiện khá sai quả, quả đẹp, đồng đều…”.

Người dân Hương Sơn lo tỉa cảnh, dưỡng quả cam bù ... chờ tết

Chị Nguyễn Thị Hồng Thắm kiểm tra những quả nhỏ, quả không phát triển để loại bỏ dần, chỉ giữ lại những quả cam đạt chất lượng.

Để có một mùa cam thành công, những ngày này, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (thôn Kim Lĩnh, xã Kim Hoa) đều sớm tối có mặt trên vườn cam bù 4ha của gia đình. Chị Thắm cho hay: “Để cam có thể chín đều, đẹp, thời gian này, chúng tôi đang tích cực chống cành, treo cành, bảo vệ quả, tránh trường hợp quả bị sà xuống đất, ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của quả”.

“Năm nay hơn 2ha cam chanh của gia đình tôi cho sản lượng tốt nhưng giá đầu mùa quá thấp, chỉ 10.000đ/kg, tiêu thụ khó khăn, đến cuối mùa giá có nhỉnh hơn chút là 15.000đ – 18.000đ/kg, nhưng lời lãi không đáng kể. Thế nên, bây giờ chúng tôi chỉ trông chờ vào diện tích cam bù này, hy vọng cam được mùa và sẽ được giá” – chị Thắm tâm sự.

“Còn hơn 2 tháng nữa là vào mùa thu hoạch cam bù. Năm nay, nhờ thời tiết khá thuận lợi, người dân tập trung chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ tốt sâu bệnh, cây cam sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Năng suất toàn huyện ước đạt gần 10.000 tấn, cam bù “hứa hẹn” sẽ mang lại nguồn thu nhập cao vào dịp Tết Nguyên đán cho người dân Hương Sơn”.

Ông Phan Xuân Đức - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.