Người dân Kỳ Anh đóng góp hơn 382 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, từ năm 2011 đến nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã huy động hơn 1.361 tỷ đồng phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Trong số đó, nguồn huy động từ sức dân đạt 382,86 tỷ đồng.

Người dân Kỳ Anh đóng góp hơn 382 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Người dân xã Kỳ Tiến tích cực góp sức làm đường giao thông

Trong số hơn 1.361 tỷ đồng huy động xây dựng NTM gần 8 năm qua, ngân sách trung ương 146,273 tỷ đồng, ngân sách tỉnh: 94,642 tỷ đồng, ngân sách huyện: 45,12 tỷ đồng, ngân sách xã 225,69 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án trên địa bàn: 127,3 tỷ đồng; huy động từ các doanh nghiệp: 22,8 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng là 316,54 tỷ đồng và huy động sự đóng góp của người dân, xã hội hóa số tiền 382,86 tỷ đồng.

Người dân Kỳ Anh đóng góp hơn 382 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Người dân xã Kỳ Phú xây dựng hệ thống mương thoát nước

Đến nay, toàn huyện Kỳ Anh đã đạt 320 tiêu chí, bình quân đạt 15,1 tiêu chí/xã, tăng 274 tiêu chí so với cuối năm 2011, trong đó có 9 xã đạt chuẩn NTM. Dự kiến đến hết năm 2018 sẽ có thêm 2 - 3 xã đạt chuẩn; thu nhập bình quân/đầu người tăng từ 17,5 triệu đồng/người/năm (năm 2013) lên 30,03 triệu đồng (năm 2017).

Người dân Kỳ Anh đóng góp hơn 382 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Nhiều hộ dân tự nguyện phá dỡ hàng rào, hiến đất để xây dựng NTM

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 14,35%; sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch sang hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được xây dựng theo hướng bền vững; chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học ngày càng nâng cao…

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.