Người trồng cam Hương Sơn buồn lòng trước mùa thu hoạch

(Baohatinh.vn) - Sắp đến chính vụ thu hoạch cam nhưng thay vì chờ đợi mùa bội thu thì người dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại không khỏi băn khoăn vì sản lượng dự kiến sẽ giảm mạnh so với năm ngoái.

Năm 2021, với 200 gốc cam bù, ông Nguyễn Văn Đạt (SN 1961, thôn 9, xã Sơn Trường) thu hái 9 tấn cam. Với giá bán trung bình 20.000/kg, ông Đạt thu về gần 200 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay, nhiều gốc cam bị bệnh vàng lá không có quả, một số khác quả bị vàng, rụng trước mùa thu hoạch.

Người trồng cam Hương Sơn buồn lòng trước mùa thu hoạch

Ông Nguyễn Văn Đạt bên vườn cam “tụt” năng suất mạnh so với năm 2021.

"Vườn cam của gia đình tôi trồng được 7 - 8 năm, đáng ra năm nay sẽ cho thu hoạch với sản lượng đạt cao nhất. Thế nhưng, tình hình này, sản lượng chỉ bằng khoảng 1/3 so với năm 2021” - ông Đạt thở dài.

Cách đó không xa, vườn cam 400 cây của bà Nguyễn Thị Oanh (62 tuổi, thôn 6, xã Sơn Trường) cũng rơi vào tình trạng vàng lá, ít quả. Nhìn vườn cam, bà Oanh không khỏi lo lắng khi dự kiến chỉ thu hoạch được khoảng 5 - 6 tấn; trong khi năm 2021, gia đình thu về 22 tấn.

Người trồng cam Hương Sơn buồn lòng trước mùa thu hoạch

Vườn cam của bà Nguyễn Thị Oanh khá còi cọc.

Bà Trần Thị Nhâm - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trường cho biết: “Toàn xã có 700 hộ trồng cam, tập trung ở các thôn 4, 5, 6, 7, 8, 9 với diện tích 430 ha (70% cam bù, còn lại là cam chanh). Năm 2020, sản lượng cam toàn xã đạt 3.800 tấn, năm 2021 đạt 4.412 tấn, nhưng năm nay, dự báo giảm hơn 1/2 so với năm ngoái. Bình thường các năm, cũng có lúc sản lượng giữa các vụ liền kề có giảm sút những chỉ khoảng 5 - 10%. Một trong những nguyên nhân là do bà con không đầu tư, để cây còi cọc, kém phát triển”.

Người trồng cam Hương Sơn buồn lòng trước mùa thu hoạch

Chị Nguyễn Thị Cúc thôn Tân Hoa, xã Kim Hoa buồn bã nhặt những quả cam bị rơi rụng xuống gốc cây.

Tại xã Kim Hoa, địa phương có hơn 700 ha trồng cam (50% cam bù, 50% cam chanh), thời điểm này, mặc dù chưa đến mùa thu hoạch (cam chanh - PV) nhưng sợ quả bị vàng, rụng, nhiều người dân đã thu hoạch “non”. Ông Trần Xuân Hạnh (SN 1960, trú tại thôn Minh Giang) cho biết: “Nhà tôi có 4 ha trồng cam. Hàng chục năm nay, chưa năm nào gia đình tôi phải đối mặt với tình trạng cam ít quả như năm nay. Sản lượng dự kiến chỉ bằng 1/2 so với năm ngoái. Tôi đành thu hoạch sớm, bán giá rẻ để vớt vát ít vốn liếng bỏ ra”.

Người trồng cam Hương Sơn buồn lòng trước mùa thu hoạch

Những quả cam thu hoạch sớm của ông Trần Xuân Hạnh

Qua rà soát, tại xã Kim Hoa, cây cam ở các thôn: Tân Hoa, Kim Lĩnh, Kim Lộc, Minh Giang bị thiệt hại nặng nề nhất do tình trạng cam vàng lá và rụng quả. Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Kim Hoa - Phan Trọng Nam, sản lượng năm 2021 toàn xã đạt 8.403 tấn. Năm nay, toàn xã có khoảng 200 ha cam bị hỏng nên sản lượng chỉ bằng khoảng hơn 2/3 so với năm ngoái.

Nói về lý do sản lượng cam Hương Sơn bị giảm sút, ông Phan Xuân Yên - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Hương Sơn cho rằng: Nguyên nhân chính là năm 2021, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, hàng hóa khó tiêu thụ nên người trồng cam kéo dài thời gian thu hoạch từ đầu tháng 12 năm Tân Sửu đến tháng 3 năm Nhâm Dần (thông thường chính vụ thu hoạch cam chỉ khoảng 1 tháng, từ đầu tháng 12 âm lịch đến tháng 1 âm lịch năm sau) dẫn đến cây bị suy kiệt. Thêm vào đó, đầu năm 2022, mưa nhiều gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, nhất là bộ rễ bị ngâm nước lâu dẫn đến thối. Trong khi đó, thời gian qua, giá cả vật tư phân bón tăng cao nên bà con nhân dân ngại đầu tư khiến cho cam bị còi cọc, thiếu dinh dưỡng".

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.