Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

(Baohatinh.vn) - Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm khiến cuộc sống của gần 50 hộ dân thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị đảo lộn. Người dân mong mỏi nguồn nước sạch hàng chục năm qua.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Ở thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, nhiều hộ phải khoan ít nhất 3 giếng mới có nước không quá ô nhiễm để sử dụng.

Là nhân viên hóa nghiệm ở Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn, chị Nguyễn Thị Uyên (42 tuổi, trú tại thôn Kim Thành) hiểu hơn ai hết về hậu quả của việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Thế nhưng, nhà chị lại ở vùng chưa có nước sạch, nỗi lo sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh luôn canh cánh trong lòng.

“Dù đã khoan 3 giếng trong vườn nhà nhưng đều không sử dụng được vì nước hút lên có màu đen, hôi. Vì thế, gia đình tôi phải dùng chung nước giếng khoan với 3 hộ khác. Đây là giải pháp cực chẳng đã, bởi tốn kém và bất tiện, ống nhựa dẫn nước thường xuyên bị đứt, hôm nào các hộ kia dùng nhiều, chúng tôi chẳng còn nước để lấy” - chị Uyên bức xúc nói.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Để có nước sinh hoạt, gia đình chị Vương Thị Anh phải khoan đến giếng thứ 5 mới có nguồn nước ít hôi và ô nhiễm hơn.

Cũng ở hoàn cảnh tương tự, chị Vương Thị Anh (48 tuổi, trú cùng thôn) thở dài nói: “Khoan đến giếng thứ 5 thì mới có nước ít mùi hôi hơn, nhưng để an toàn gia đình phải lọc nước qua máy nên rất tốn kém. Mỗi tháng mất hơn 1 triệu đồng tiền điện và thay thỏi lọc nước. Thực trạng này kéo dài đã hơn 20 năm qua”.

Thôn Kim Thành, xã Sơn Tây có 394 hộ dân với hơn 1.300 nhân khẩu hiện chưa có nước máy, hằng ngày phải sử dụng nước từ nước giếng đào và giếng khoan để sử dụng, trong đó có gần 50 hộ dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực trạng này đã kéo dài hàng chục năm. Nhiều hộ dân phải dùng chung giếng khoan của các hộ khác vì nước giếng của gia đình ô nhiễm nặng. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng như hiện nay, nhiệt độ tăng cao, nguồn nước khan hiếm càng làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Nguyễn Đình Đông - Trưởng thôn Kim Thành cho biết: “Khu vực này trước đây vốn là nơi đóng quân của một đơn vị quân đội chuyên cung cấp xăng dầu. Năm 1988, sau khi đơn vị này chuyển đi, phần diện tích này được chính quyền địa phương phân chia, bố trí lại đất ở cho nhiều hộ dân. Hiện nay, có khoảng 50 hộ dân của thôn cực kỳ khó khăn về nguồn nước. Nhiều hộ khi sử dụng nước giếng khoan có màu, mùi vị bất thường phải lấp lại, tìm chỗ đất trống xa hơn để khoan nên việc 3 - 5 hộ chung nhau 1 giếng khoan ở Kim Thành là chuyện bình thường”.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Tại thôn Kim Thành, tất cả các hộ dân đều phải dùng máy lọc xử lý nguồn nước đầu vào trước khi sử dụng.

Mong muốn của các hộ dân là có nguồn nước sạch để sử dụng nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết. Điều đáng nói, địa phương có vị trí giáp ranh với thị trấn Tây Sơn - nơi đứng chân của Nhà máy Nước Tây Sơn nhưng hiện chưa đến 1/10 số dân xã Sơn Tây tại 2 thôn Hà Chua và Khí Tượng có nước máy để dùng (250/2.619 hộ dân được dùng nước máy). Nguyên nhân là do hệ thống đường ống chưa được kết nối với các thôn còn lại của xã.

“Việc mở rộng mạng lưới khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là quan tâm hàng đầu của chúng tôi, đặc biệt là đối với những hộ dân có nhu cầu cấp bách về nước sạch. Qua khảo sát, ngoài những hộ có nguồn nước bị ô nhiễm, còn có khoảng 150 hộ khác ở thôn Kim Thành (xã Sơn Tây) có nhu cầu sử dụng nước máy nhưng số tiền lắp đặt đường ống lên tới 2 tỷ đồng, vượt ngoài tầm của Công ty cổ phần Cấp nước Hà Tĩnh nên rất khó thực hiện” - Giám đốc Chi nhánh Cấp nước huyện Hương Sơn Trần Quốc Tuyết cho hay.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Nhà máy Nước Tây Sơn thuộc Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn chỉ mới cấp nước máy cho 250/2.619 hộ dân xã Sơn Tây.

Theo kế hoạch, năm 2024, xã Sơn Tây phải hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí nước sạch phải đảm bảo 55% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung nguồn lực, xây dựng kế hoạch, đồng thời phối hợp với đơn vị cấp nước để mở rộng mạng lưới nước sạch đến với người dân trong năm 2023, giải quyết nhu cầu bức thiết cho người dân.

Ông Cao Văn Đức

Chủ tịch UBND xã Sơn Tây

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.