Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

(Baohatinh.vn) - Những chiếc áo lấm lem bùn đất, bức thư gửi mẹ, chiếc lược cùng lọn tóc thề... là những kỷ vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ngã 3 Đồng Lộc (Hà Tĩnh). 54 năm trôi qua, những kỷ vật đó vẫn đang kể lại những câu chuyện về một thời hoa lửa.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc thuộc thị trấn Đồng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) nằm trên đường Hồ Chí Minh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 đoạn qua Hà Tĩnh. Trong những năm chiến tranh, đây được xem là một trong những điểm giao thông trọng yếu cần được thông suốt để chi viện sức người, sức của cho miền Nam.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Con đường độc đạo này đã được mệnh danh là “tọa độ chết” hay còn gọi là “tọa độ lửa”. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại, mặt đất biến dạng, đất đá cày đi xới lại. Mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 tấn bom.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Đã có hơn 16.000 người thuộc các lực lượng kiên cường bám trụ, chiến đấu, làm nhiệm vụ thông suốt giao thông, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa chi viện vào chiến trường miền Nam…; trong đó có 10 cô gái tuổi đời còn rất trẻ thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 552, Tổng đội Thanh niên xung phong 55 - Hà Tĩnh hy sinh khi đang phá lấp hố bom, mở đường giữ huyết mạch tiền tuyến.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

54 năm qua, những kỷ vật của các chị đang được lưu giữ tại Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc. Mỗi hiện vật là một câu chuyện xúc động về những năm tháng chiến đấu, hy sinh kiên cường của các nữ thanh niên xung phong và những người lính “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”… (Trong ảnh: Bức thư gửi mẹ trước 5 ngày hy sinh của liệt sỹ TNXP Võ Thị Tần - Tiểu đội trưởng).

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

"Ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con. Mẹ ạ, thằng Mỹ còn hung hăng thì còn nhiều chuyện để kể cho mẹ nghe về sự thất bại của chúng trên mảnh đất nhỏ kiên cường này..." - Trích đoạn bức thư được khắc lên phiến đá trước bảo tàng hiện vật chiến tranh.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Ngoài bức thư gửi mẹ, Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần còn để lại kỷ vật chiếc lược cùng lọn tóc thề - minh chứng cho câu chuyện tình sắt son của chị với một chàng trai cùng quê. Trước khi anh lên đường nhập ngũ, họ hẹn thề ngày thống nhất nên duyên vợ chồng. Lúc anh trở về thì hay tin người yêu đã hy sinh. Lọn tóc thề và chiếc lược là 2 kỷ vật của họ được chàng trai cất giữ suốt nhiều năm trước khi trao lại cho bảo tàng.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

3 chiếc áo sờn cũ, lấm lem của chị Võ Thị Hợi, Nguyễn Thị Xuân, Trần Thị Hường được tìm thấy ngay tại hố bom nơi các chị đã anh dũng hy sinh.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Sổ hát, học bạ và chiếc valy là những kỷ vật còn sót lại của các chị Trần Thị Hường, Nguyễn Thị Xuân.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Những bức ảnh, bài báo tái hiện những ngày theo dõi máy bay, phá bom, thông đường cho xe ra tiền tuyến trên cung đường huyết mạch năm xưa.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Ngoài các kỷ vật của 10 nữ TNXP anh hùng, Bảo tàng Ngã ba Đồng Lộc còn là nơi lưu giữ những hình ảnh về sinh hoạt đời thường, những thời khắc san đường bạt núi...

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Không gian mô phỏng cảnh sinh hoạt của thanh niên xung phong và bộ đội tại Ngã ba Đồng Lộc

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Những viên đạn cối được lưu giữ tại bảo tàng

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Các vật dụng như bi đông, ca uống nước, âu đựng cơm... được Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc bảo quản, chú thích rõ ràng cho du khách thuận tiện tham quan

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Theo Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, bảo tàng đang lưu giữ hơn 1.000 hiện vật của TNXP tại chiến trường Ngã ba Đồng Lộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Câu chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc cùng những trận đánh ác liệt được tái hiện sống động bằng sa bàn tại bảo tàng. Đây cũng là một trong những không gian được nhiều du khách chú ý theo dõi.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Tại đây còn trưng bày pháo, xe và máy bay - những hiện vật về những năm tháng chiến tranh ác liệt.

Những kỷ vật chiến tranh kể chuyện về “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc

Những ngày tháng 7 này, hàng vạn du khách thập phương từ khắp nơi trong cả nước đang thành tâm hướng về nơi 10 liệt nữ thanh niên xung phong đã ngã xuống cho nền độc lập của đất nước, cho cuộc sống hòa bình, tươi đẹp hôm nay.

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề 55 năm chiến thắng Đồng Lộc

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.