(Baohatinh.vn) - Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cộng thêm thời tiết không thuận lợi nhưng bà con giáo dân ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vẫn chuẩn bị cho mình một mùa Giáng sinh giản dị, ấm áp, vui tươi.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến lễ Giáng sinh, tuy nhiên thời tiết mưa lạnh kéo dài đã gây không ít khó khăn cho bà con giáo dân khi tiến hành trang trí đón lễ. Vì vậy, tranh thủ những lúc tiết trời tạnh ráo, bà con giáo dân ở các giáo xứ, họ đạo ở TX Kỳ Anh đã thu xếp công việc để tập trung những khâu trang trí cuối cùng trước khi bước vào những ngày lễ chính (Trong ảnh: Bà con giáo dân thôn Tây Hà đang hoàn thiện hang đá vào thôn).
Bà con giáo dân thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà trang trí cổng chào trên đường trục chính.
Tại giáo xứ Đông Sơn - xã Kỳ Lợi (tái định cư tại khu vực thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh), bà con giáo dân đang tất bật dựng hang đá dọc theo tuyến Quốc lộ 1A; mỗi tổ liên gia từ 10-14 gia đình cùng dựng một hang đá chung...
Tranh thủ trời ngớt mưa, ông Mai Xuân Ninh (thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh) tranh thủ cùng tổ liên gia của mình dựng hang đá chào đón Giáng sinh. “Mấy ngày qua, do trời mưa quá nên đến nay, chúng tôi mới làm được hang đá. Dự kiến khoảng 1 ngày nữa công trình này sẽ hoàn thành để bà con dành thời gian trang trí ở trong gia đình mình...” - ông Ninh chia sẻ.
Các hàng cây lớn được tận dụng làm những điểm nhấn trang trí đẹp mắt...
Hang đá tại giáo xứ Quý Hòa - xã Kỳ Hà đang được hoàn thiện.
Các nhà thờ của giáo xứ, giáo họ được trang trí khá giản dị. Trong ảnh: Nhà thờ của giáo họ Đồng Nại, thôn Tây Hà, xã Kỳ Hà.
Nhà thờ của giáo xứ Đông Sơn, thuộc xã Kỳ Lợi, tái định cư tại địa bàn xã Kỳ Nam.
Một góc của nhà thờ giáo xứ Đông Yên.
Tại nhà riêng của mỗi giáo dân, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh cũng rộn rã. Đang tranh thủ lắp dàn bóng nháy trước cửa nhà, anh Nguyễn Văn Thể (thôn Tây Hà, xã Kỳ Hà) chia sẻ: “Một năm đầy khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, kinh tế gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Một dịp lễ được chuẩn bị giản dị hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng không vì thế mà kém phần háo hức so với các năm trước. Đặc biệt, năm nay, thôn chúng tôi đăng ký xây dựng khu dân cư kiểu mẫu nên không khí lại càng thêm vui...”.
Đang trang trí cho cây thông Noel của gia đình chị Mai Thị Liễu (thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, TX Kỳ Anh) cho biết: “Giờ cũng cận ngày lễ chính rồi nên tranh thủ được lúc nào thì cả gia đình tập trung dọn dẹp, trang trí lúc đó. Năm vừa qua đã nhiều khó khăn, hy vọng một năm mới, gia đình tôi cũng như mọi người sẽ may mắn, thuận lợi hơn...”.
Du khách và người dân Hà Tĩnh có cơ hội hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thông qua các hình ảnh, tư liệu tại 2 cuộc triển lãm, trưng bày di sản của Đại danh y.
Với Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Lê Hữu Trác đã góp phần quan trọng trong khơi nguồn cảm hứng, khởi tạo, kích hoạt, kết nối mối quan hệ, giao lưu văn hóa nói chung, y học cổ truyền nói riêng giữa Việt Nam với không chỉ Trung Quốc và các nước Đông Á mà còn với nhiều quốc gia khác.
Chuyên đề “Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - cuộc đời và sự nghiệp” được tổ chức trưng bày tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm góp phần tôn vinh cống hiến to lớn của ông với nền y học, văn học nước nhà và thế giới.
Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là bộ mộc bản gốc, duy nhất khắc lại đầy đủ bộ sách thuốc Y tông tâm lĩnh của Đại danh y Lê Hữu Trác.
Mỗi em một thành tích nổi bật trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và chinh phục IELTS, Thái Doãn Hoàng Quân và Nguyễn Hữu Long đã góp phần làm rạng danh ngôi trường làng THPT Lê Quý Đôn (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Những hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh giúp khán giả hiểu sâu hơn về di sản quý giá của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại cho hậu thế.
Thung lũng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện từ kỳ Đại Tân Sinh, trải qua nhiều lần biến động của địa chất, hình thái ấy vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn) là thành quả lớn, thể hiện nỗ lực cao của các bộ, ngành và Đảng bộ, Nhân dân Hà Tĩnh, trong đó có những người hết lòng tâm huyết như GS.TS. Thiếu tướng Lê Năm - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được các đơn vị phụ trách triển khai đúng tiến độ, sẵn sàng cho sự kiện.
Chào đón Giáng sinh, bà con xóm đạo toàn tòng Nam Thành, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã ra quân chỉnh trang các tuyến đường, chăm sóc vườn tược, quyết tâm về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2025.
Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.
Bố qua đời vì bạo bệnh, mẹ thường xuyên đau ốm nhưng em Lê Thị Thanh Huyền - lớp 12H Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn – Hà Tĩnh) luôn nỗ lực giành thành tích cao trong học tập.
Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.
Những trang văn, bài thơ của Hải Thượng Lãn Ông về quê hương, làng mạc, núi non… đến nay vẫn luôn hấp dẫn, cuốn hút, điều này được thể hiện rất rõ trong Thượng Kinh ký sự.
Với tấm lòng thơm thảo, chị Nguyễn Thị Nguyệt ở TDP 2, thị trấn Phố Châu (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn luôn dành những món quà nhỏ để hỗ trợ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.
Với bà Lê Thị Thanh - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh), việc được góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp là niềm hạnh phúc.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Hà Tĩnh đã phối hợp tổ chức Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" thành công, để lại ấn tượng trong lòng người dân và bạn bè muôn phương.
Festival "Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản" diễn ra thành công, tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc sâu sắc cho người dân cũng như du khách khi về với Hà Tĩnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Hội thảo là dịp để khẳng định lại các giá trị mang tầm nhân loại và đánh giá công tác bảo tồn, phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh sau 10 năm được UNESSCO vinh danh.
Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Gắn với không gian lao động của người dân xứ Nghệ, không gian diễn xướng của dân ca ví, giặm đã bị mất đi trong bối cảnh mới. Điều đó đòi hỏi, các cấp chính quyền Hà Tĩnh cần có biện pháp để bảo tồn và phát huy di sản.
Liên hoan là dịp để khán giả Hà Tĩnh và du khách được tìm hiểu, khám phá sâu hơn về vẻ đẹp của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh cùng các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu