Nông dân Đức Thọ nuôi “gà đi bộ” thu hàng trăm triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, xã Tân Dân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã thành lập tổ hợp tác, xây dựng thành công nhiều mô hình liên kết, chăn nuôi gà thả vườn, đạt chứng nhận VietGAP.

Nông dân Đức Thọ nuôi “gà đi bộ” thu hàng trăm triệu đồng

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà của ông Lê Trường Lưu ở xã Tân Dân được thiết kế đảm bảo các yếu tố, mát về mùa hè, ấm về mùa đông giúp đàn gà phát triển tốt

Ông Lê Trường Lưu, là một trong 5 thành viên của tổ hợp tác chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP xã Tân Dân. Mỗi năm, ông Lưu nuôi thả 3 lứa, mỗi lứa 3.000 con, thời điểm cao nhất lên đến 5.000 con. Gà ông Lưu thả nuôi là giống gà ri 2/4.

Để đạt các tiêu chuẩn gà VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, ông đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại đạt chuẩn. Chuồng được lắp đặt hệ thống khử mùi, quạt sưởi ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, kết hợp sử dụng đệm lót sinh học. Nhờ vậy, mặc dù trong chuồng thường xuyên có số lượng gà lớn, nhưng môi trường trong và ngoài khu vực chăn nuôi luôn sạch sẽ, thông thoáng, không có mùi hôi.

Nông dân Đức Thọ nuôi “gà đi bộ” thu hàng trăm triệu đồng

Từ 46 ngày tuổi, gà được thả ra vườn kết hợp với chăm sóc tự nhiên giúp cho thịt rắn chắc

Ông Lưu cho biết: Để đáp ứng được tiêu chuẩn của chăn nuôi gà VietGAP phải đảm bảo được các yếu tố như: thức ăn sạch, vệ sinh chuồng trại sạch, tuân thủ hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở.

Cũng theo ông Lưu, với giá gà xuất chuồng thời điểm hiện nay (100.000đồng/1kg) người nuôi thu lãi 50 triệu/1lứa gà 2.000 con.

Bình quân hộ gia đình trong Tổ hợp tác chăn nuôi gà VietGAP xã Tân Dân hiện thu lãi mỗi năm 150 triệu đồng. Riêng hộ ông Lê Trường Lưu do có quy mô lớn hơn (3.000-5.000 con/lứa) nên thu lãi từ 225 triệu đến 375 triệu đồng/năm.

Mô hình của gia đình anh Nguyễn Thành Vinh ở Tân Dân hiện cũng đang nuôi thả 2.000 con gà. Đây là lứa gà thứ 4 anh nuôi thả kể từ khi tham gia vào tổ hợp tác chăn nuôi gà VietGAP. Theo anh Vinh đây là mô hình hiệu quả kinh tế, đồng thời mang đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Nông dân Đức Thọ nuôi “gà đi bộ” thu hàng trăm triệu đồng

Các hộ chăn nuôi hướng đến môi trường tự nhiên cho gà phát triển tốt nhất

Anh Vinh cho biết: Nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả rất lớn cho người chăn nuôi, trước hết là hạn chế được dịch bệnh vì tuân thủ đúng đủ các quy trình chăn nuôi. Tiếp đến là đầu ra của sản phẩm gà VietGAP được thị trường ưa chuộng, giá cả ổn định. Giá gà anh Vinh nhập cho thương lái từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/1kg, mỗi năm thu lãi từ 150 đến 175 triệu đồng.

Sau 2 năm áp dụng theo quy trình chăn nuôi sạch, các trang trại gà của 5 thành viên tổ hợp tác chăn nuôi gà ở thôn Trẫm Bàng và Tân Xuyên, xã Tân Dân đã được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 3 kiểm nghiệm, cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Nông dân Đức Thọ nuôi “gà đi bộ” thu hàng trăm triệu đồng

Thời điểm xuất chuồng gà đạt trọng lượng 2,5 - 2,7kg/1 con

Anh Nguyễn Chí Thanh - Công chức nông nghiệp, môi trường xã Tân Dân cho biết: Tổ hợp tác chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP tuy thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả khá rõ nét. Gà của các hộ chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thị trường hết sức ưa chuộng.

Tới đây chúng tôi sẽ vận động các gia trại, trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn tham gia vào tổ hợp tác.

Nông dân Đức Thọ nuôi “gà đi bộ” thu hàng trăm triệu đồng

Khi xuất chuồng, gà được cán bộ thú y cơ sở đeo thẻ truy xuất nguồn gốc

Xã Tân Dân hiện có hàng trăm hộ chăn nuôi gà theo hướng gia trại, trang trại, với số lượng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con/hộ. Nếu tất cả các gia trại, trang trại đều được áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi VietGAP, kết hợp truy xuất nguồn gốc, sẽ mang lại giá trị rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của địa phương, mà người trực tiếp hưởng lợi là bà con nông dân.

Mỗi hộ nuôi từ 2.000 đến 5.000 con/lứa, trong thời gian 135 ngày, được phân thành từng giai đoạn nuôi rất cụ thể. Từ khi sinh ra đến 45 ngày, gà con được ăn bột dinh dưỡng, nuôi nhốt.

Từ 46 ngày đến 100 ngày, gà ăn thức ăn phối trộn, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng có bổ sung vitamin và khoáng chất, với hàm lượng cho phép, nhằm tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy khả năng sinh trưởng của vật nuôi.

Giai đoạn từ 100 đến 135 ngày gà được thả chạy vườn, để tạo độ săn chắc của thịt. Giai đoạn này, người chăn nuôi sử dụng 100% thức ăn là ngô xay vỡ, lúa và các loại rau cỏ tự nhiên.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.