Nông dân Hà Tĩnh "đua" tiến độ gieo cấy lúa xuân

(Baohatinh.vn) - Thời tiết thuận lợi, các địa phương ở Hà Tĩnh đang tập trung đốc thúc bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất lúa xuân.

bqbht_br_img-8453.jpg
Những ngày qua, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho bà con nông dân đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối, gieo cấy theo lịch thời vụ.
bqbht_br_img-8390.jpg
Trên các cánh đồng tập trung của xã Mai Phụ (huyện Thạch Hà), bà con bắt đầu bước vào đợt cấy lúa tập trung. Được biết, do địa hình trũng, thấp, khó khăn trong sản xuất nên bà con đã bắc mạ từ hơn 1 tháng trước.
bqbht_br_img-8411.jpg
Những đôi bàn tay thoăn thoắt nhổ mạ, cấy lúa xen lẫn với đó là tiếng nói cười của bà con nông dân khiến không khí đồng ruộng thêm rộn ràng.
bqbht_br_img-8503.jpg
“Vụ xuân 2025, nhà tôi sản xuất 8 sào lúa chủ yếu là Nếp 98, VNR20. Công việc đồng áng đợt này là bận rộn, vất vả nhất. Mấy ngày nay nhiệt độ ấm lên nên đi cấy đỡ cực hơn rất nhiều” - chị Phạm Thị Hạnh (thôn Sơn Phú, xã Mai Phụ, Thạch Hà) chia sẻ.
bqbht_br_img-0623.jpg
Thời điểm này, nông dân thành phố Hà Tĩnh cũng đang “chạy đua” với thời gian, khẩn trương xuống giống trước khi đợt không khí lạnh mới tràn về. Đến nay, địa phương đã xuống giống được 3.720 ha/5.453 ha.
bqbht_br_img-0643.jpg
Bà Phan Thị Loan (TPD Tân Trung, phường Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Mấy ngày nay, thời tiết tốt nên bà con ra đồng từ sớm, làm đất thật kỹ để còn xuống giống. Chúng tôi cố gắng hoàn thành gieo cấy 4 sào lúa trong ít ngày tới. Hi vọng thời tiết ấm áp như thế này thì lúa sẽ bén nhanh, phát triển tốt”.
bqbht_br_img-0752.jpg
Bà con nông dân huyện Cẩm Xuyên cũng tranh thủ thời tiết thuận lợi để làm đất nhuyễn đợt cuối trước khi xuống giống.
bqbht_br_img-0742.jpg
Sau khi gieo cấy, bà con cũng tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ.
bqbht_br_img-9319.jpg
Đến nay, các địa phương có diện tích đã xuống giống lớn như: Can Lộc (9.127 ha), Thạch Hà (hơn 5.000 ha), Cẩm Xuyên (hơn 6.200 ha)…
bqbht_br_img-0552.jpg
Thời vụ gieo cấy của các địa phương tiếp tục diễn ra đến ngày 5/2.
bqbht_br_img-0633.jpg
Bà con nông dân Hà Tĩnh xuống đồng với tâm thế phấn khởi, kỳ vọng về mùa vụ bội thu, góp phần đạt sản lượng vụ xuân đạt trên 35,5 vạn tấn, năng suất dự kiến đạt trên 60,14 tạ/ha.

Theo báo cáo từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 46.000 ha lúa. Thời gian qua, mặc dù thời tiết xuống giống có thời điểm bất lợi, ảnh hưởng rét đậm, rét hại, song các địa phương đã tăng cường triển khai các biện pháp chủ động sản xuất, đảm bảo tiến độ. Thời gian tới, song song với việc hoàn thành gieo cấy, các địa phương cũng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình sinh trưởng của lúa xuân, có giải pháp chống rét và chăm sóc kịp thời khi thời tiết thuận lợi; chủ động công tác điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo các đối tượng dịch hại ngay từ đầu vụ.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.