(Baohatinh.vn) - Công việc cấy thuê dưới thời tiết mưa rét tuy vất vả nhưng nhờ đó, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có được nguồn thu nhập khá.
Những ngày này, huyện Đức Thọ đang vào đợt gieo cấy tập trung vụ lúa xuân 2025, từ ngày 10/1 đến 5/2/2025. Bên cạnh các diện tích gieo thẳng, nhiều ruộng thấp, trũng được người dân chủ động cấy mạ. Nhờ đó, đội ngũ cấy thuê cũng tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ công việc thời vụ này. Thông thường, chủ ruộng sẽ bắc mạ trước đó khoảng 12-15 ngày. Sau khi mạ đủ ngày, đảm bảo chất lượng sẽ tiến hành thuê đội ngũ kéo mạ, cấy thuê để thực hiện các công đoạn sau đó.
Mạ được đặt rải rác tại các chân ruộng nhằm thuận tiện cho việc cấy.
Anh Đinh Sỹ Dũng (thôn Xóm Mới, xã Thanh Bình Thịnh) cho biết: "Thông thường các đội cấy thuê sẽ đi theo nhóm từ 3-5 người, chủ yếu là các thợ cấy, chỉ có 1-2 người làm công việc kéo mạ. Từ 6 giờ sáng, chúng tôi đã tập trung tại các đồng ruộng, sau khi thoả thuận với chủ ruộng về diện tích cấy, giá thuê sẽ tiến hành xuống ruộng để làm việc".
"Công việc cấy thuê chỉ kéo dài từ 2-3 tuần, trung bình mỗi ngày tôi được trả 350.000 đồng, làm việc từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, có hôm tối muộn mới về nhà. Mỗi vụ mùa, các thợ cấy như tôi có thể kiếm từ 5-6 triệu đồng, nhờ đó, có thêm thu nhập để sắm sửa trong gia đình, đón Tết đủ đầy hơn" - chị Nguyễn Thị Hương (thôn Xóm Mới, xã Thanh Bình Thịnh) chia sẻ. Cách đó không xa, một đội cấy thuê khác cũng đang cặm cụi làm việc. Những ngày tháng Chạp, thời tiết Hà Tĩnh rét buốt, thợ cấy thuê phải đứng cả ngày giữa đồng, lội ruộng sâu. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại có thêm nguồn thu nhập, vì vậy nhiều chị em vẫn cần mẫn lao động, giúp chủ ruộng đảm bảo thời vụ gieo cấy. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm (thôn Đại Tiến, xã An Dũng) đã gắn bó với công việc cấy thuê gần 10 năm nay. Bà Trâm chia sẻ: "Những ngày tháng Chạp, thợ cấy thuê làm không hết việc. Nhiều chủ nhà liên hệ nhưng chúng tôi đã "kín lịch", buộc phải hẹn sang ngày khác. Đội cấy cũng phải tập hợp các chị em đảm bảo sức khoẻ, có kinh nghiệm để đảm bảo thời gian, chất lượng."
Bóng lưng của các thợ cấy trên các cánh đồng trở nên quen thuộc với nhiều người dân địa phương.
Là chủ ruộng, song chị Nguyễn Thị Lĩnh (thôn Xóm Mới, xã Thanh Bình Thịnh) vẫn "xắn tay" làm việc cùng các thợ cấy. Chị Lĩnh cho biết: "Gia đình tôi làm hơn 1 mẫu ruộng, nếu tự cấy thì không thể xoay xở kịp tiến độ thời vụ nên năm nào cũng phải thuê thợ cấy. Các thợ cấy đều có kinh nghiệm nên làm việc nhanh, cấy đều, sau này sẽ không mất thời gian tỉa dặm. Vụ xuân này tôi đã chi khoảng 3,5 triệu đồng để cấy toàn bộ diện tích của gia đình".
Giữa thời tiết mưa rét, công việc cấy thuê vất vả song những tiếng nói cười, trò chuyện của đã xua tan mệt mỏi. Người nông dân vẫn đang chịu khó, chăm chỉ từng ngày để kiếm thêm thu nhập, đón một cái Tết đầm ấm, đủ đầy hơn.
Video: Công việc cấy thuê giúp nhiều nông dân có thêm thu nhập.
Thời điểm này, xã Mai Hoa (tỉnh Hà Tĩnh) đang vào chính vụ thu hoạch chanh. Với năng suất cao, giá bán ổn định, đây là cây trồng chủ lực đem về nguồn thu nhập khá cho người dân.
Việc ghi nhật ký khai thác thủy sản điện tử mang lại nhiều lợi ích, góp phần gỡ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban Châu Âu, thế nhưng, nhiều ngư dân Hà Tĩnh chưa mặn mà.
Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.
Các địa phương ở Hà Tĩnh cần bổ sung quỹ đất dự phòng, thực hiện tiêu hủy an toàn nhằm ngăn ngừa phát tán dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng.
Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Sau thành công của mô hình trồng táo Đài Loan ở một số địa phương Hà Tĩnh, cây táo đại Đài Loan đã được đưa về trồng tại xã Cẩm Lạc, bước đầu cây sinh trưởng tốt.
Mô hình chăn nuôi hươu của HTX Sản xuất, thương mại dịch vụ, du lịch Xuyên Sơn (Hà Tĩnh) là một điển hình cho sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Hà Tĩnh triển khai cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 với tinh thần quyết tâm và nỗ lực cao nhất, nhằm góp phần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong giai đoạn tới.
Những ngày qua, bà con ngư dân xã Tiên Điền (Hà Tĩnh) tích cực bám biển khai thác ruốc biển, mỗi thuyền trở về cho thu nhập bình quân 4 triệu đồng/ngày.
Dễ nuôi, dễ chăm sóc lại cho hiệu quả kinh tế cao, mô hình nuôi cá chim vây vàng đang được nhiều người dân Hà Tĩnh triển khai ở những vùng nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Hà Tĩnh ghi nhận các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm như rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ phát sinh với mật độ cao, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nếu không được kiểm soát kịp thời.
Từ 1/7 đến hết ngày 30/7, trên phạm vi cả nước sẽ diễn ra cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Tại Hà Tĩnh, đến nay công tác chuẩn bị đã được các đơn vị, địa phương hoàn tất.
Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Không chấp hành bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, một hộ dân ở thôn Ninh Xá, xã Sơn Ninh, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị lực lượng chức năng cưỡng chế thu hồi đất.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.