Nông dân Thạch Hà tất bật chăm sóc lứa dưa đầu năm

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, trên các vựa sản xuất dưa của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), bà con nông dân đang tích cực vun gốc, tưới nước và bón phân nhằm tạo dinh dưỡng cho cây sinh trưởng tốt. Bà con đang kỳ vọng một mùa bội thu.

Trên cánh đồng rộng lớn ở xã Thạch Liên, xã Việt Tiến (huyện Thạch Hà), bà con nông dân nhộn nhịp ra đồng chăm sóc, bón phân cho cây trồng.

Nông dân Thạch Hà tất bật chăm sóc lứa dưa đầu năm

Bà Nguyễn Thị Anh bón phân chuồng cho cây dưa lê.

Tỉ mẩn chăm sóc luống dưa lê, bà Nguyễn Thị Anh (thôn Thọ, xã Thạch Liên) chia sẻ: “Khởi động vụ sản xuất dưa năm nay khá thuận lợi vì thời tiết ít mưa, nắng ráo. Gia đình tôi có 4 sào dưa lê đã xuống giống được gần 20 ngày, nay đã đến kỳ bồi luống, bón phân. Toàn bộ diện tích này kỳ vọng thu hoạch vào tháng 5 nên tôi phải chăm sóc thường xuyên, đảm bảo cây ra hoa, đậu quả tốt".

Những ngày này, bà Lê Thị Hà (thôn Việt Yên, xã Việt Tiến) cũng tích cực làm cỏ, tưới nước cho ruộng dưa của mình. Bà Hà cho biết: “Gia đình tôi làm 2 sào dưa lê, 1 sào dưa hấu. Sau khi trồng, cây con cần tưới nước thường xuyên nhằm giữ ẩm cho đất trồng. Vì vậy, tôi thường tăng lượng nước tưới vào những ngày nắng nóng và tưới ít hơn vào ngày ẩm mát. Khi trồng dưa lê ngoài trời, tôi chú ý đào rãnh thoát nước để tránh cho cây không bị ngập úng, thối rễ khi gặp mưa lớn. Dự kiến, vụ dưa này thu hoạch trung bình khoảng 6-8 tạ/sào".

Nông dân Thạch Hà tất bật chăm sóc lứa dưa đầu năm

Bà Lê Thị Hà kỳ vọng vụ dưa lê bội thu, năng suất cao.

Nhiều năm gần đây, bà con 2 xã Thạch Liên và Việt Tiến triển khai trồng dưa các loại để nâng cao thu nhập. Các hộ cũng thực hiện việc trồng “cuốn chiếu” và có sản phẩm xuất bán từ tháng 5. Thị trường tiêu thụ chính tại các chợ ở TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, các huyện thuộc tỉnh Nghệ An,...

Toàn xã Thạch Liên hiện có 35 ha trồng các loại dưa lê, dưa gang, dưa hấu, tập trung ở thôn Thọ, thôn Khang; xã Việt Tiến có gần 50 ha, tập trung ở thôn: Việt Yên, Lộc Thọ... Theo ước tính của bà con, trung bình mỗi sào cho thu nhập 15 - 25 triệu đồng/vụ. Mỗi năm, người dân sản xuất hai vụ chính từ tháng 2 - 5 (âm lịch) và tháng 5 - 8 (âm lịch).

Nông dân Thạch Hà tất bật chăm sóc lứa dưa đầu năm

Những luống dưa phát triển và sinh trưởng tốt.

Tại vùng trồng dưa lưới thôn Xuân Sơn (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà), bà con cũng chăm chỉ chăm sóc và theo dõi sự phát triển của các cây trồng chủ lực.

Là một trong những hộ chủ động xuống giống sớm, hơn 800 gốc dưa lưới TL3 hơn 20 ngày tuổi của gia đình chị Nguyễn Thị Đông (thôn Xuân Sơn) sinh trưởng tốt. Chị Đông chia sẻ: “Ngày nào, tôi cũng có mặt trong nhà lưới để bấm ngọn, làm giây treo dưa lưới. Việc bấm ngọn sẽ được thực hiện vào sáng sớm, giúp các nhánh nhỏ hơn phát triển, tập trung chất dinh dưỡng cho việc ra hoa tạo quả”.

Nông dân Thạch Hà tất bật chăm sóc lứa dưa đầu năm

Gia đình chị Nguyễn Thị Đông tất bật chăm sóc lứa dưa trong nhà lưới.

Còn anh Trần Văn Đàn (thôn Xuân Sơn) đã gắn bó với loại cây trồng này 4 năm nay. Vụ dưa này, anh Đàn trồng hơn 1.000m2. "Trong quá trình xuống giống, tôi tiến hành tưới nước thường xuyên để hạt nảy mầm đều và cho cây khỏe. Tôi phủ bạt ni lông trên mỗi luống đất để hạn chế bốc hơi nước, khống chế được cỏ dại, sâu, rầy gây hại cho dưa. Các giống dưa thường mắc một số bệnh như vàng lá, bọ trắng nên cần liên tục kiểm tra để có hướng xử lý bệnh kịp thời" - anh Đàn thông tin.

Nông dân Thạch Hà tất bật chăm sóc lứa dưa đầu năm

Dưa lưới trồng trong nhà màng đạt chất lượng tốt, sản lượng cao.

Theo đánh giá, trồng dưa trong nhà màng vừa giúp chắn mưa vừa ngăn côn trùng xâm nhập vừa giảm chi phí sản xuất (do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại). Việc sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động nhằm tối ưu quá trình sản xuất, hòa tan phân vào nước nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách tốt nhất.

Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn Bùi Công Thư cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã Lưu Vĩnh Sơn có 25 hộ trồng dưa lưới với tổng diện tích hơn 1,8 ha. Trồng dưa lưới trong nhà màng cho hiệu quả kinh tế cao với sản lượng bình quân đạt khoảng 1,5 tấn/sào/vụ, doanh thu khoảng 45 triệu đồng. Mô hình này khai thác thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm, tạo ra sản phẩm an toàn khi hạn chế sử dụng hóa chất trong sản xuất...”.

Hiện nay, các loại dưa đạt khoảng 20 - 30 ngày tuổi, người dân đang tập trung chăm sóc để tạo dinh dưỡng tốt cho cây bước vào kỳ sinh trưởng quan trọng. Nhờ áp dụng kỹ thuật nên cây trồng đang phát triển và sinh trưởng tốt.

Thời gian tới, địa phương tiếp tục tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức sản xuất cho bà con nhân dân trong việc sản xuất nông nghiệp sạch; vận động, khuyến khích, tuyên truyền đẩy mạnh sản xuất theo hướng liên kết và bao tiêu sản phẩm; tích cực tìm kiếm thị trường, liên kết tạo sự ổn định trong tiêu thụ.

Ông Trần Xuân Hòa Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thạch Hà

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Mùa “săn” sản vật biển ở Hà Tĩnh

Sở hữu ngư trường rộng lớn cùng nguồn hải sản phong phú, giá trị, mùa hè là lúc ngư dân các làng chài ven biển Hà Tĩnh hào hứng ra khơi, mang về "lộc biển" phục vụ khách du lịch gần xa.
Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".