Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn" khi trồng hoa trên đất lúa

(Baohatinh.vn) - Trên đất trồng lúa, chị Đặng Thị Phượng ở xã Cẩm Duệ đã trồng hoa cúc vàng cho hiệu quả kinh tế cao gấp 10 lần so với canh tác truyền thống. Đây cũng là mô hình trồng hoa không cần nhà lưới đầu tiên trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Trên thửa ruộng rộng 1.000 m2 của gia đình, tháng 7/2022, chị Đặng Thị Phượng (SN 1990) ở thôn Tân Duệ, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) đã triển khai thí điểm trồng hoa cúc vàng. Nhờ thời tiết thuận lợi cộng với ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc, hoa của chị Phương nở vào đúng dịp tết Nguyên đán.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Chị Đặng Thị Phượng chia sẻ: “Trước đây, tôi kinh doanh hoa ở TP Hồ Chí Minh nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên gia đình chuyển về quê sinh sống. Về quê, tôi khởi động lại kế hoạch kinh doanh hoa. Nhận thấy nhu cầu hoa cúc vàng ở thị trường Cẩm Xuyên rất lớn, trong khi nguồn cung hạn hẹp nên tôi bắt đầu triển khai mô hình trồng hoa. Lúc mới trồng, ai cũng bảo sẽ khó thành công vì thời tiết Hà Tĩnh rất khắc nghiệt; không có nhà lưới để che mưa, chắn gió thì hoa sẽ khó phát triển. Tuy nhiên, sau 6 tháng trồng thí điểm, kết quả cho thấy thành công ngoài mong đợi”.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Để hoa phát triển tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chị Phượng đã đầu tư lắp hệ thống 150 bóng đèn nhằm bổ sung ánh sáng cho cây. Hệ thống đèn được chiếu sáng từ 19h tối - 5h sáng ngày hôm sau. Từ ngày 30/10, hệ thống đèn được ngắt để cây hình thành nụ và cho hoa đúng dịp tết.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Chị Phượng đan lưới ô vuông để giữ cho cây thẳng và tránh gió lay làm gãy dập. Quá trình chăm sóc, cứ 7 ngày, chị Phượng lại phun thuốc phòng bệnh 1 lần và cứ 1 tháng lại làm cỏ, xới đất và bón phân cho cây.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Từ 22 tháng Chạp, một số hoa đã nở nên chị Đặng Thị Phượng cắt bán dần. Đến thời điểm này, gia đình chị Phượng đã bán hơn 3.000 bông hoa cúc vàng với giá bán sỉ 4.000 đồng/bông. Nhờ có mối khách quen là các cửa hàng trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên và TP Hà Tĩnh nên hoa thu hoạch đến đâu tiêu thụ đến đó.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Từ nay đến ra rằm tháng Giêng, toàn bộ 5,4 vạn cây hoa sẽ được chị Phượng thu hoạch hết để cung cấp cho thị trường.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

"Mặc dù thời tiết khắc nghiệt, nhiều mưa nhưng nếu chăm sóc tốt thì tỷ lệ sống của hoa rất cao. Mới trồng thí điểm nhưng tỷ lệ sống hiện đạt trên 80%. Thu hoạch hết, gia đình sẽ thu về khoảng 160 triệu đồng, trong đó, chi phí sản xuất ban đầu mất khoảng 50 triệu đồng" - chị Đặng Thị Phượng cho hay.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Ngoài hoa cúc vàng do gia đình trồng được, hiện nay, chị Đặng Thị Phượng còn nhập thêm các loại hoa: cúc chi xanh, cúc kim cương, cúc trắng, cúc mai đỏ, cúc lan tím... để cung cấp cho thị trường tết.

Nông dân xứ Cẩm “thắng lớn khi trồng hoa trên đất lúa

Sau thành công của mô hình thí điểm, năm 2023, chị Đặng Thị Phượng dự định sẽ mở rộng quy mô sản xuất thêm 2.000 m2 và trồng thêm nhiều loại hoa cúc khác để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường Hà Tĩnh.

Mô hình trồng hoa trên đất lúa của chị Đặng Thị Phượng bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao. Thời gian tới, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch để mở rộng sản xuất ở một số hộ dân khác trên địa bàn nhằm nâng cao giá trị, năng suất và hiệu quả kinh tế trên đất trồng lúa.

Ông Võ Tá Kỷ - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.