Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

(Baohatinh.vn) - Sau 3 ngày mưa lớn, trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, uy hiếp sự an toàn của người dân. Huyện đang khẩn trương triển khai các giải pháp khắc phục trước khi bão số 4 gây ảnh hưởng.

Sau trận mưa lớn từ ngày 21 - 25/9, con đường vào nhà của ông Hà Huy Chung và một số hộ dân khác của thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) nằm gần sông Ngàn Mọ đã bị sạt lở khá nặng.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Điểm sạt lở ở thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ có chiều dài 15m, rộng 3m, “ăn sâu” vào đường bê tông của thôn.

Ông Hà Huy Chung (thôn Trần Phú, xã Cẩm Duệ) lo lắng: “Khoảng 22h ngày 23/9, hai vợ chồng tôi đang ngủ thì nghe tiếng động rất mạnh, chạy ra thì thấy cả một cụm tre bị xô ngã vì sạt lở đất. Cả cột trụ cổng của nhà tôi bị xô vẹo một bên, nền sân xuất hiện vết nứt dài. Hồi năm ngoái, lũ lên cao cũng khiến hàng rào của gia đình bị gãy đôi. Điểm sạt lở gần ngay trước cổng nhà nên chúng tôi rất lo sợ”.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Xã Cẩm Duệ huy động lực lượng xử lý điểm sạt lở ở thôn Trần Phú.

Để xử lý tình trạng sạt lở đất ở thôn Trần Phú, chiều 26/9, chính quyền xã Cẩm Duệ đã ­­­huy động hơn 50 dân quân và người dân trong thôn tiến hành chặt tre bị gãy đổ, thu dọn hiện trường. Đồng thời, địa phương sẽ huy động lực lượng để tiến hành rọ đá, gia cố lại đoạn đường bị sạt lở.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Người dân xã Cẩm Duệ chủ động phương tiện thuyền bè để ứng phó với bão số 4.

Ông Đặng Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ cho biết: “Ngoài điểm sạt lở ở thôn Trần Phú, trên địa bàn còn sạt lở ở 2 điểm tại thôn Thống Nhất và thôn Trung Thành. Hiện nay, địa phương đang tập trung xử lý các điểm sạt lở nhằm ứng phó với bão số 4. Xã cũng sẵn sàng các phương án “4 tại chỗ” như: tổ chức họp để giao nhiệm vụ cho từng lực lượng, liên hệ các điểm cung cấp hậu cần, hợp đồng xe, xuồng máy cứu hộ để kịp thời ứng cứu khi xảy ra ngập lụt.

Nằm ở khu vực hạ du hồ Kẻ Gỗ, thường xuyên chịu ngập lụt nên người dân phản ứng rất nhanh. Hiện nay, nhà nào cũng đã chuẩn bị sẵn xuồng bè, cưa, búa, dây thừng, tấm phên thép để chống bão”.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Xã Cẩm Lĩnh lập chốt chặn để người dân không lưu thông qua tuyến đường bị sạt lở.

Cũng là địa bàn bị sạt lở đất trong đợt mưa lớn vừa qua, xã Cẩm Lĩnh đang tập trung tuyên truyền, vận động các hộ dân ở gần tuyến đường tuần tra ven biển đi xã Cẩm Lĩnh đến Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) triển khai các giải pháp ứng phó trước khi bão số 4 đổ bộ.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Xã Cẩm Lĩnh triển khai tuyên truyền, vận động người dân ở vùng xung yếu ký cam kết chủ động di dời để đảm bảo an toàn trước bão số 4.

Trước đó, ngày 25/9, sau đợt mưa lớn, tuyến đường tuần tra ven biển xã Cẩm Lĩnh (hay còn gọi là tuyến đường quốc phòng đi xã Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên) đến xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh), đoạn qua thôn 1, xã Cẩm Lĩnh xuất hiện 10 điểm sạt lở với tổng chiều dài khoảng 200m. Khối lượng đất đá sạt lở khoảng 150 m3. Ngay sau khi xảy ra sự việc, huyện Cẩm Xuyên đã kịp thời kiểm tra hiện trạng và chỉ đạo UBND xã Cẩm Lĩnh thuê máy, giải phóng đất đá để đảm bảo lưu thông qua địa bàn.

Đây không phải lần đầu tiên tuyến đường này bị sạt lở. Trước đó, năm 2019, 2020 và 2021, cứ sau mỗi trận mưa lớn, tuyến đường này lại sạt thêm một đoạn dài. Như năm 2021, chính quyền địa phương phải bố trí nguồn lực để xây dựng kè (phía núi) nhằm ứng phó ở những điểm sạt lở mạnh.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Điểm sạt lở năm 2021 được chính quyền địa phương đầu tư xây kè bên vách núi.

Ông Nguyễn Như Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh cho biết: “Ở khu vực này hiện có 13 ốt quán kinh doanh, 5 trang trại chăn nuôi và 10 hộ dân sống gần kề. Sau khi có công văn chỉ đạo của huyện, địa phương đã nhanh chóng thông báo cho các hộ dân để chủ động di dời tài sản và người đến nơi an toàn.

Xã cũng huy động các lực lượng triển khai lập 2 chốt ở 2 đầu tuyến đường, đặt các biển cảnh báo nguy hiểm để người dân không lưu thông qua tuyến đường này. Theo dự báo thời tiết, bão số 4 sẽ gây mưa to, nhận định tình hình sạt lở đất sẽ còn có thể xảy ra, nguy cơ mất an toàn rất cao nên địa phương sẽ chủ động theo dõi các vị trí có nguy cơ sạt lở để kịp thời xử lý”.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Gần 200 người dân tham gia rọ đá, gia cố tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng bị sạt lở.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Cẩm Xuyên, trên địa bàn đang xuất hiện tình trạng sạt lở ở khá nhiều nơi, trong đó xung yếu nhất là: tuyến đường tuần tra ven biển xã Cẩm Lĩnh, tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng, bờ sông Ngàn Mọ xã Cẩm Duệ và Cẩm Thành.

Đặc biệt, ngay trong sáng 26/9, tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng tiếp tục xuất hiện thêm 3 vị trí sụt lún với diện tích 15 m2. Chính quyền địa phương đã huy động hơn 200 người vận chuyển đá hộc, xếp vào từng rọ thép để “vá” các điểm sạt lở.

Cẩm Xuyên khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đất

Người dân huyện Cẩm Xuyên phát quang cây cối để phòng, chống bão số 4.

Thời tiết, địa chất ngày càng diễn biến bất thường, đặc biệt mưa lớn gây sạt lở ở các xã ven đồi, ven sông trên địa bàn. Trước tình hình đó, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương cập nhật thường xuyên tình hình mưa lũ để cảnh báo kịp thời cho bà con Nhân dân chủ động phòng tránh; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó cụ thể, trước mắt khắc phục kịp thời các điểm sạt lở để đảm bảo an toàn, lưu thông và sinh hoạt cho Nhân dân. Đến thời điểm này, công tác khắc phục cơ bản đã hoàn tất, đảm bảo yêu cầu phòng chống bão lũ, nhất là bão số 4.

Thời gian tới, huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo, soát xét phương án đến từng hộ dân, địa điểm, vùng bị ảnh hưởng để chuẩn bị sẵn sàng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”, đặc biệt là phương án sơ tán dân đến vùng an toàn. Về lâu dài, huyện cũng đã có phương án để tái định cư cho các hộ dân vùng xung yếu đến nơi ở mới ổn định và an toàn; khảo sát xây dựng kế hoạch, tổ chức lồng ghép ưu tiên nguồn vốn để xây dựng các công trình trọng điểm tại điểm xung yếu như ven sông, đê biển.

Ông Lê Ngọc Hà
Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.