Giá lợn tại Hà Tĩnh tăng, người chăn nuôi chớp cơ hội xuất chuồng

(Baohatinh.vn) - Những ngày gần đây, giá lợn hơi tăng đột biến, người chăn nuôi Hà Tĩnh khẩn trương tiêu thụ trước tình hình dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang diễn biến hết sức phức tạp.

Giá lợn tại Hà Tĩnh tăng, người chăn nuôi chớp cơ hội xuất chuồng

Sau đợt giảm sâu, những ngày gần đây giá lợn hơi tăng đột biến, người chăn nuôi tranh thủ xuất bán.

Sau khi xuất hiện DTLCP trên địa bàn tỉnh, giá lợn hơi giảm sâu, chỉ khoảng 25.000 - 27.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan” - bán thì lỗ nặng mà để nuôi thì bất an.

Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, thị trường thịt lợn hơi "ấm lại", nhu cầu mua thịt lợn tăng nên giá đã tăng lên 37.000 - 39.000 đồng/kg. Chớp cơ hội này, người chăn nuôi khẩn trương xuất chuồng để giảm đàn trước nguy cơ dịch bệnh xẩy ra trên diện rộng. Việc xuất chuồng phải tuân thủ các quy định.

Chị Nguyễn Thị Thanh - Doanh nghiệp tư nhân chăn nuôi Chiến Thanh ở xóm 4, xã Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) cho biết: "Trang trại của gia đình chị vừa mới xuất chuồng 150 con lợn, mỗi con có trọng lượng 1,2 tạ với giá 38.000 đồng/kg. Với giá trên, nếu nuôi đủ ngày đủ tháng xuất chuồng thì có lãi nhưng do bệnh DTLCP xẩy ra, lợn không xuất bán đúng thời điểm được, quy trình chăn nuôi kéo dài, chi phí tăng cao nên lỗ. Tuy nhiên, với mức giá như hiện nay, chúng tôi vẫn tích cực giảm đàn, bởi dịch bệnh không thể lường trước được điều gì".

Giá lợn tại Hà Tĩnh tăng, người chăn nuôi chớp cơ hội xuất chuồng

Người chăn nuôi tích cực xuất chuồng để giảm đàn.

Ông Phan Vĩnh Toàn – cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: Qua rà soát, trên địa bàn huyện hiện đang còn khoảng 82.000 con lợn. Trong đó, đàn lợn nái gần 11.000 con nên tổng đàn đang có xu hướng tăng lên bởi sinh sản thường xuyên mà không có đầu ra. Rất may gần đây, nhu cầu thu mua lợn thịt tăng, giá cũng tăng nên nhiều trang trại, gia trại trên địa bàn huyện nhanh chóng xuất chuồng.

Cũng theo ông Toàn, hiện Cẩm Xuyên đã xuất hiện 5 ổ DTLCP. Vì vậy, huyện đang khuyến khích người dân giảm đàn và hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý, giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn. Khi người chăn nuôi có nhu cầu, cán bộ thú y sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả âm tính thì cho phép tiêu thụ và giết mổ.

Giá lợn tại Hà Tĩnh tăng, người chăn nuôi chớp cơ hội xuất chuồng

Trước áp lực của bệnh dịch tả lợn châu Phi, mỗi tháng, Công ty CP Chăn nuôi Mitraco tiêu thụ 3.000 - 4.000 con lợn

Công ty CP Chăn nuôi Mitraco hiện có khoảng 12.000 con lợn thịt, mỗi tháng xuất bán từ 3.000 – 4.000 con. Ông Hồ Sỹ Huy Thảo - phụ trách Công ty CP Chăn nuôi Mitraco cho hay: Bắt đầu từ tháng 4 đến cuối tháng 5, giá lợn giảm xuống còn 27.000 – 28.000 đồng/kg; sang tuần đầu tiên của tháng 6, giá lợn nhảy vọt lên 38.000 – 40.000 đồng/kg. Trước áp lực dịch bệnh thì chủ trương của công ty là giảm tổng đàn, đặc biệt là các trại lợn thịt cần phải bán sớm so với kế hoạch...

Theo ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, hiện tại lợn đang sạch bệnh thì chính quyền địa phương cần phải khuyến khích, vận động người chăn nuôi giải phóng đàn lợn càng nhanh càng tốt. Việc giảm đàn là cần thiết, tránh tình trạng lợn bị dịch bệnh lây lan với số lượng lớn, phải tiêu hủy nhiều, gây thiệt hại về kinh tế, thiếu hụt nguồn thực phẩm và đặc biệt ô nhiễm môi trường hết sức nghiêm trọng.

"Tuy nhiên, quá trình giảm đàn, tiêu thụ, vận chuyển, giết mổ lợn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình phòng chống dịch bệnh; có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trước khi lợn ra ngoài thị trường" - ông Việt khẳng định thêm.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.