Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

(Baohatinh.vn) - Người dân thôn Hoa Thị, xã biên giới Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xây dựng được thương hiệu mật ong, từ đó nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Nuôi ong lấy mật đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền).

Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền) nuôi ong theo phương thức truyền thống, nguồn mật chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, giá cả không ổn định.

Đầu năm 2023, được các cấp tuyên truyền, vận động, ông Thắng và 6 hộ nuôi ong khác ở thôn Hoa Thị đã quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu để xây dựng thương hiệu, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền) hiện nuôi 60 đàn ong.

Ông Thắng cho biết: “Đầu năm 2023, chúng tôi đã quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu. Sau khi tổ đi vào hoạt động ổn định, chúng tôi đã xây dựng sản phẩm OCOP và hiện các hồ sơ đã hoàn thiện, dự kiến sẽ được thẩm định vào cuối tháng 12 này. Từ khi xây dựng thành công thương hiệu mật ong Minh Châu, bà con trong tổ không còn lo lắng về đầu ra, giá cả như những vụ trước”.

“Gia đình tôi hiện nuôi 60 đàn ong, bình quân mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 500 lít mật. Trước đây khi chưa tham gia vào tổ hợp tác, gia đình chỉ bán mật với giá 200 nghìn đồng/lít, tuy nhiên, từ khi tham gia vào tổ, giá mật đạt 250 nghìn đồng/lít và sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường” - ông Thắng chia sẻ thêm.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Tham gia vào tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu, sản phẩm mật ong của bà con thôn Hoa Thị ngày càng được tiêu thụ rộng rãi.

Không chỉ gia đình ông Thắng hưởng “lợi ích kép” từ việc tham gia vào tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu mà các thành viên còn lại của tổ đều phấn khởi khi sản phẩm thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết tới đó, giá cả ổn định, mang về nguồn thu cao.

Được biết, hiện tổ có gần 300 đàn ong, dự kiến những mùa tới, tổ sẽ tăng đàn và thành viên tham gia để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Văn Minh - thành viên tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu cho biết: “Mùa thu hoạch mật ong vừa rồi, sản phẩm mật ong của gia đình được khách ở Đà Nẵng thu mua hết. Nhờ đảm bảo kỹ thuật nuôi mà các cấp hướng dẫn nên 50 đàn ong của gia đình luôn cho chất lượng mật tốt, được khách hàng tin tưởng. Có thể nói, tham gia vào tổ hợp tác đã giúp sản phẩm mật của thôn biên giới Hoa Thị có cơ hội tiếp cận được nhiều thị trường tiềm năng”.

Cũng theo ông Minh, vụ mật vừa rồi, gia đình ông cung cấp ra thị trường hơn 400 lít mật, khác với những hộ nuôi khác. Nếu đa số người dân bán 180 - 200 nghìn đồng/lít mật thì gia đình ông Minh nhờ xây dựng được thương hiệu nên bán với mức giá 250 nghìn đồng/lít, đem về nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Hiện, các thành viên tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Ông Nguyễn Đăng Nhàn - Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết: Toàn xã hiện có trên 100 hộ nuôi ong, với gần 1.700 đàn. Trong đó, tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu đang hỗ trợ tổ xây dựng sản phẩm OCOP nhằm nâng cao thương hiệu.

Để nghề nuôi ong lấy mật ở địa phương phát triển, sản phẩm ngày càng vươn ra các thị trường lớn, địa phương đang vận động các hộ tham gia tổ hợp tác để đồng nhất chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Lương - Phó Chánh Văn phòng NTM huyện Vũ Quang cho biết: “Qua tham quan, kiểm tra, chúng tôi đánh giá cao quy trình nuôi, thu hoạch mật của tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu. Huyện đang hỗ trợ tổ xây dựng sản phẩm OCOP để giúp bà con nâng cao thu nhập. Đồng hành cùng người dân trên hành trình “nâng tầm” sản phẩm nông nghiệp của địa phương, những năm qua, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho bà con như: hỗ trợ kỹ thuật, quy trình, hồ sơ... để xây dựng sản phẩm OCOP; hỗ trợ số tiền 30 triệu đồng khi sản phẩm đạt chuẩn. Đây cũng là giải pháp giúp người dân yên tâm phát triển đàn ong, góp phần đảm bảo tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.