Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

(Baohatinh.vn) - Mùa đông ấm kéo dài khiến nhiều người dân ở làng hoa Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) lo lắng, nay đã có thể thở phào khi đợt không khí lạnh tràn về.

Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

Ông Dương Công Liên hy vọng vụ hoa của gia đình sẽ cho kết quả tốt.

Mặc cho cái lạnh đầu mùa, ông Dương Công Liên (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) vẫn cặm cụi chăm sóc hơn 15.000 cây hoa cúc đang vươn mầm.

Ông Liên cho biết: "So với các năm trước, vụ hoa năm nay vất vả hơn do nhiệt độ mùa đông tăng cao, ít đợt lạnh. Nắng nhiều làm cho sắc hoa nhạt, hoa cúc cũng sẽ bung nụ sớm khiến giá trị giảm 10-15%. Tuy nhiên, từ ngày 1/12, không khí lạnh đã tràn về, việc này rất có lợi cho cây hoa. Thời tiết đang ủng hộ đa số người dân vì lạnh như hiện tại hoa sẽ thắm, nụ to và nở đúng dịp tết”.

Dự kiến, dịp Tết Nguyên đán này, gia đình tôi cung cấp khoảng 20 nghìn bông hoa cúc ra thị trường. Nếu với mức giá ổn định như các năm trước, vườn hoa sẽ thu lãi hơn 40 triệu đồng ”.

Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

Anh Biện Văn Hoàng túc trực tại vườn hoa để tưới nước, làm cỏ.

Cách đó không xa, gia đình anh Biện Văn Hoàng cũng theo dõi sát sao sự phát triển của vườn hoa cúc hơn 400 m2.

Anh Hoàng chia sẻ: “Chuẩn bị cho vụ tết năm nay, tôi chi 5 triệu đồng nhập giống cúc Đà Lạt. Tôi thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để chủ động trong việc chăm sóc hoa. Theo kinh nghiệm, nhiệt độ thích hợp nhất để số hoa đang ngậm nụ nở vào dịp tết là khoảng từ 15 đến dưới 20 độ C. Nếu từ nay đến Tết Nguyên đán thời tiết rét 1 - 2 đợt nữa, mỗi đợt khoảng 3 ngày, mùa hoa năm nay sẽ rất thuận lợi ”.

Với quy trình chăm sóc cẩn thận, những bông cúc trong vườn hoa của anh Hoàng đang sinh trưởng đúng tiến độ. Hiện tại, 15.000 gốc hoa đã phân cành, thân cao, lá to và bắt đầu trổ nụ.

Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

Ông Hồ Sỹ Lưu kiểm tra quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hoa ly

Kế cận vườn hoa nhà anh Biện Văn Hoàng, 56.000 cây hoa cúc và 1.000 cây hoa ly của ông Hồ Sỹ Lưu cũng đang vươn mình, sẵn sàng khoe sắc.

Ông Lưu phấn khởi: “Đợt rét này, tôi rất mong chờ, bởi hoa ly vốn ưa lạnh. Nền nhiệt xuống thấp, tôi tháo lớp lưới đen bảo vệ để cây được phát triển trong nhiệt độ thường. Qua chăm sóc, những nụ hoa đầu tiên nhú ra từ các kẽ lá, lớn dần và xanh mướt”.

Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

Các chậu hoa ly trong vườn nhà ông Lưu đã bắt đầu ra nụ.

Đối với hoa cúc, sau thời gian nắng ấm, cây đã cứng cáp, ông Lưu tập trung chăm bón, kiểm soát dịch bệnh, sâu hại để cây cao lớn khỏe mạnh và cho ra đúng thời điểm tết.

Cứ 2 - 3 ngày ông tưới nước một lần, phun thuốc kháng nấm cho cây; bấm tỉa nụ phụ, chỉ giữ lại nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, đồng thời tiến hành tạo dáng cho hoa.

Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

Những vườn hoa đã sẵn sàng chào đón tết

Để hoa cúc được thu hoạch đúng vụ, người dân thôn Xuân Sơn không chỉ dày công chăm sóc mà đầu tư chi phí, thắp sáng điện xuyên đêm để cây phát triển nhánh. Từ khi ra nụ đến lúc thu hoạch khoảng 2 tháng. Hiện nay, nhiều luống hoa đã đạt được độ cao 70-80cm, người dân sẽ tắt đèn để cây bung nụ.

Người trồng hoa nhẹ nhõm khi đón không khí lạnh tràn về

Người dân thôn Xuân Sơn (Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) bám đồng, chăm sóc hoa.

Những người dân trồng hoa ở đây cho biết, để có được những mẫu hoa ưng ý, cung cấp ra thị trường dịp tết, tháng 11, 12 âm lịch được xem là thời điểm quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của vụ hoa. Để có được những sản phẩm đẹp thì phải tích cực chăm sóc, tỉa cành, lá và theo dõi để có biện pháp xử lý.

Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, trời lạnh nên người trồng hoa đang áp dụng các biện pháp “dưỡng” cây để hoa bung nụ, nở kịp thời vụ.

Chị Nguyễn Thị Hoa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn thông tin: “Vụ hoa năm nay, toàn xã có 30 hộ trồng hoa cúc Đà Lạt, hoa ly với diện tích trồng gần 2 ha. Dự kiến, nguồn thu nhập từ trồng hoa của các hộ dân này đạt 50 - 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, tất cả các nhà vườn đang dồn sức chăm sóc để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất vào dịp Tết Quý Mão. Thời gian tới, xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân duy trì nghề trồng hoa truyền thống; khuyến khích người dân trồng hoa theo mô hình mới, trồng đa dạng các loài hoa nhằm phục vụ nhu cầu thị trường và khách đến tham quan du lịch, chụp ảnh lưu niệm ”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.