Một tấm gương cao quý về phẩm giá và phong cách làm việc

(Baohatinh.vn) - Ông Trần Quốc Ban - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh là tấm gương sáng cho nhiều người về phẩm giá, đức hy sinh, về bản lĩnh trung thành tuyệt đối với Đảng, trân trọng Nhân dân, về sự nghiêm túc, tận tụy trong suốt cuộc đời hoạt động.

Ông Trần Quốc Ban sinh ngày 27/12/1932 tại làng Vĩnh Đại, xã Đức Vĩnh (nay là xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) trong một gia đình nông dân nghèo. Tuổi thơ ông Ban đã từng thấm đẫm từ “Nỗi đau nhà đau ra nỗi nước”.

Một tấm gương cao quý về phẩm giá và phong cách làm việc

Đồng chí Trần Quốc Ban và lãnh đạo tỉnh làm việc với Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Hà Tĩnh (ảnh tư liệu).

Cha mẹ mất sớm, bà nội phải suốt ngày đi cày thuê cuốc mướn để nuôi ba đứa cháu mồ côi. May mắn, ông Ban là một cậu bé thông minh, sáng dạ. Dẫu đói khổ nhưng bà nội vẫn khao khát cho cháu đi học. Bằng sự hy sinh thầm lặng của bà mình, ông Trần Quốc Ban đã được cho ăn học đến lớp đệ tam niên trung học. Có lẽ lòng nhân ái bao dung, đức tính chịu thương, chịu khó, cần mẫn của bà nội mình là nguồn năng lượng quý nhất, nuôi dưỡng cốt cách ông lớn lên. Được học chữ, được tiếp xúc nhiều với bè bạn, thầy cô, ông Ban đã sớm ý thức được về lòng yêu nước.

“Cách mạng bùng lên, rồi kháng chiến trường kỳ”. Năm lên 18 tuổi, ông Ban đã tạm biệt bà nội, tạm biệt quê hương, gia nhập vào Quân đội nhân dân Việt Nam. Chiến trường càng gian khổ, càng ác liệt, ông càng lớn lên về ý chí và sức mạnh. Năm 1954, Trần Quốc Ban trở thành cán bộ chính trị viên đại đội, thuộc Tiểu đoàn 326, Trung đoàn 18, Quân khu IV. Ngày 23/3/1957, Trần Quốc Ban được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 4/1959, ông được đơn vị cho chuyển ngành về làm cán bộ tổ chức tại Công ty kiến trúc Vinh. Sau đó, được cấp trên gửi đi học Trường Trung cấp kiến trúc Hà Đông. Mãn khóa học, ông chuyển về công tác tại Ty kiến trúc Hà Tĩnh.

Một tấm gương cao quý về phẩm giá và phong cách làm việc

Chân dung đồng chí Trần Quốc Ban.

Nhờ có sức khỏe, có kiến thức và năng lực, tiên phong trong công việc, gương mẫu trong lối sống, Trần Quốc Ban đã sớm trở thành cán bộ lãnh đạo gánh vác sứ mệnh mà ngành giao phó. Tháng 9/1966, ông được đề bạt chức vụ Phó Ty kiến trúc Hà Tĩnh. Tháng 8/1969, ông được đơn vị gửi đi đào tạo hệ chính quy tại Trường Đại học xây dựng Hà Nội. Con đường công danh và sự nghiệp của ông Trần Quốc Ban sán lạn từ đấy. Dẫu ở môi trường nào, lĩnh vực công tác nào, ông Ban luôn giữ được bản chất của mình là chân tình, khiêm tốn, giản dị, chan hòa với anh em, đồng chí. Luôn lấy lời dạy của Bác Hồ “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” để suốt đời học tập và phấn đấu.

Nhớ về ông Trần Quốc Ban, những kỷ niệm lại thức dậy trong lòng tôi. Vào năm 1978, tôi làm phóng viên Báo Nghệ Tĩnh, còn anh trai tôi làm cán bộ ở Phòng Tổ chức xây dựng Ty xây dựng Nghệ Tĩnh. Ông Ban lúc đó làm Phó Ty xây dựng Nghệ Tĩnh. Nhờ qua lại nhiều lần thăm anh trai, tôi được hiểu thêm về ông cả hình dáng, cả cốt cách. Ông Ban là người ham đọc sách (nhất là những cuốn sách kỹ thuật về kiến trúc, xây dựng, giao thông) để tích lũy cho mình kiến thức, thêm sáng tạo khi chỉ đạo các công trình xây dựng. Đôi chân ông luôn luôn vận động, tiếp cận tất cả những đơn vị gần xa.

Những chuyến đi thực tế như vậy giúp ông rõ thêm về nhân lực, về cơ sở vật chất, về đặc thù nghề nghiệp, môi trường địa lý, để từ đó có những giải pháp trong công tác chỉ đạo. Vào những năm tháng ấy, vừa mới nhập tỉnh được vài năm, lại gặp phải hai trận lũ lớn, ngập cả thành phố Vinh. Cả tỉnh Nghệ Tĩnh điêu đứng, nông dân mất mùa, cán bộ và công nhân thì thiếu ăn, thiếu mặc nghiêm trọng. Lúc bấy giờ, ông Trần Quốc Ban phải nuôi ba đứa con nhỏ, lại càng vất vả hơn. Tuy thế, ông luôn sống rất vui vẻ, lạc quan.

Thời điểm năm 1978 - 1984, chuyên gia Cộng hòa dân chủ Đức đang đẩy mạnh tiến độ thi công khu nhà ở tập thể Quang Trung và các công trình phúc lợi trên địa bàn thành phố Vinh, ông Ban được ông Châu - Trưởng ty Xây dựng Nghệ Tĩnh giao nhiệm vụ phối hợp giám sát từng hạng mục công trình trong quá trình thi công.

Một tấm gương cao quý về phẩm giá và phong cách làm việc

Đồng chí Trần Quốc Ban giới thiệu với chuyên gia nước ngoài về khoáng sản quý ở Hà Tĩnh.

Nhờ đức tính giản dị, khiêm tốn, ông Trần Quốc Ban đã tạo được mối quan hệ thân tình với đồng chí trưởng đoàn và các chuyên gia trong đoàn. Họ đã làm việc hết mình, không quản gió lào bỏng rát mùa hè, cái rét cắt da mùa đông, vì một thành phố Vinh rạng rỡ. Tháng 8/1981, ông Châu được Nhà nước cho nghỉ hưu theo chế độ, ông Trần Quốc Ban được tập thể anh em và lãnh đạo tỉnh Nghệ Tĩnh tín nhiệm, đề bạt lên làm Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ Tĩnh (thời gian này ông vừa là Tỉnh ủy viên, Bí thư đảng, đoàn của cơ quan).

Sau tách tỉnh (1991), ông Ban lúc này là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cùng ông Nguyễn Ký - Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo tỉnh “chung lưng, đấu cật” với quyết tâm làm cho “tình hình Hà Tĩnh nổi bật lên” như Bác Hồ đã căn dặn. Được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công, với trọng trách chỉ đạo về ngành xây dựng, giao thông, công nghiệp, bằng kinh nghiệm đã được tích lũy lâu năm của mình trong nghề, cùng với sự năng động, sáng tạo, ông Trần Quốc Ban đã để lại nhiều dấu ấn trong quá trình phát triển của Hà Tĩnh.

Thấu hiểu hoàn cảnh của cán bộ và công nhân, ngày đầu về tỉnh chưa ai có đất làm nhà, ông Ban đã cùng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh họp bàn tìm đất, cấp đất với giá “bao cấp” cho mọi người an cư, lạc nghiệp. Việc cấp đất được cơ quan họp bình xét, công khai dân chủ theo từng đối tượng. Nhờ vậy, hàng ngàn cán bộ và công nhân xây dựng được nhà cửa, yên tâm làm việc, gắn bó với gia đình, quê hương. Sau khi lo trọn về ổn định tổ chức bộ máy, ông Trần Quốc Ban tiếp tục chỉ đạo các mục tiêu lớn trong lĩnh vực xây dựng, giao thông.

Trong đó, nhiều công trình có ý nghĩa như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, trụ sở các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn thị xã Hà Tĩnh, Khách sạn Thành Sen, Cung văn hóa thiếu nhi tỉnh, Cảng vận tải Vũng Áng..., đặc biệt là các công trình lớn nhất của Hà Tĩnh về giao thông như: đường 22/12, cầu Hộ Độ, đường 13 nối dài từ thị xã Hà Tĩnh lên thị trấn Hương Khê v.v...

Kể sao cho xiết sự lao động quên mình, sự hy sinh thầm lặng của ông. Kể sao cho xiết tình cảm nồng hậu, chân thành với đồng bào, đồng chí của ông. Bây giờ, ông Trần Quốc Ban đã về với “thế giới người hiền” nhưng hình ảnh ông vẫn lưu giữ trong tôi về khuôn mặt chữ điền đôn hậu, dáng đi khỏe khoắn, nụ cười đầy tự tin. Nụ cười ấy, như truyền thêm lửa cho tôi “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” và mình phải sống làm sao cho có ý nghĩa với cuộc đời này.

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.