Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông nhỏ ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

VIDEO: Bên trong nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm là ngôi nhà ngói ba gian với gian giữa là bàn thờ danh họa Nguyễn Phan Chánh có bức tượng bán thân của ông. Hai phòng bên trưng bày những kỷ vật, hình ảnh về cuộc đời và ảnh chụp những tác phẩm nổi tiếng của cây cọ tài danh.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh, bút hiệu Hồng Nam, sinh ngày 21/7/1892, tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà (nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh).

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Năm 1925, khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (một thành viên của Đại học Đông Dương) chiêu sinh khoá đầu tiên, Nguyễn Phan Chánh là người duy nhất thuộc dải đất miền Trung đỗ vào khoá 1 (1925 - 1930). Trong ảnh: Cậu sinh viên Nguyễn Phan Chánh của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Cùng vào học với Nguyễn Phan Chánh năm đó còn có Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung, George Khánh… sau này đều là những tên tuổi tài danh trong làng hội họa, điêu khắc Việt Nam.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Năm 1928, Nguyễn Phan Chánh bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: “Mẹ bầy cho con đan len”, “Hai vợ chồng người nông dân trục lúa”. Cũng năm này ông bắt đầu học vẽ trên lụa Vân Nam và đã thành công. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930. Trong ảnh: Bên trong phòng trưng bày những hình ảnh về cuộc đời danh họa Nguyễn Phan Chánh tại nhà lưu niệm.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa “Chơi ô ăn quan” cùng một số họa phẩm khác như “Rửa rau cầu ao”, “Em bé cho chim ăn”, “Lên đồng”. Ảnh chụp danh họa Nguyễn Phan Chánh bên tác phẩm “Chơi ô ăn quan” treo trong nhà lưu niệm.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Cũng trong năm 1931, tại triển lãm ở Thủ đô Paris (Pháp), một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được ông Victor Tardieu - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mang ra giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa cứu quốc của tỉnh. Năm 1955, ông trở ra Hà Nội, làm giảng viên Đại học Mỹ thuật và Đại học Kiến trúc trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là đại biểu Đại hội Liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Bức ảnh Bác Hồ với họa sỹ Nguyễn Phan Chánh tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III năm 1962. Năm 1964, Nguyễn Phan Chánh là Đại biểu Quốc hội khoá III nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Ảnh chụp danh họa Nguyễn Phan Chánh và con gái - Nhà văn Nguyệt Tú, con rể - nguyên Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo trong nhà lưu niệm.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, ông đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Mỗi tác phẩm của ông đều gợi nhắc tên người sáng tác - Nguyễn Phan Chánh - cùng trường phái tranh lụa Việt Nam.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Danh họa cũng tổ chức 4 cuộc triển lãm cá nhân và tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Ảnh chụp tác phẩm tranh lụa "Ra đồng" của Nguyễn Phan Chánh.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhiều tác phẩm của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được đấu giá cao trên thị trường quốc tế. Tại phiên đấu giá tranh 20th and 21st Century Art Evening Sale của nhà Christie’s Hong Kong diễn ra ngày 24/5/2021, bức “Thợ nhuộm” (chất liệu: mực và gouache trên lụa, kích thước: 60,5cm x 88cm, sáng tác năm: 1931) của Nguyễn Phan Chánh đã đạt mức giá 4.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 563.000 USD, hay gần 13 tỷ đồng).

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Tác phẩm “Em bé cho chim ăn” của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã được bán với giá 6.700.000 đô la Hồng Kông, tương đương 853.921 USD (gần 20 tỉ đồng) tại phiên đấu giá của nhà Christie’s Hong Kong diễn ra vào ngày 27/5/2018. Bức tranh có kích thước 65cmx50cm, thể hiện trên chất liệu lụa vào năm 1931.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Cũng tại nhà Christie’s Hong Kong, tác phẩm năm 1932 của Nguyễn Phan Chánh có tên “La Marchand de Riz” (Người bán gạo) đấu giá hôm 25/5/2013 được Pascal de Sarthe - một người sưu tầm tranh ở Hong Kong mua với giá 3,03 triệu USD Hong Kong (khoảng 8 tỷ đồng).

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Danh họa Nguyễn Phan Chánh mất năm 1984, được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất và hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất. Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong của ông trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, ông đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Những kỷ vật bên trong Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh ở Hà Tĩnh

Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh được xếp hạng là di tích cấp tỉnh, thành phố.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Nghe tin bác Trọng về thăm, tôi hái bó hoa tươi thắm mang đến kính tặng

Ngày 22/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm hỏi bà con ở khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Tân Văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Biết thông tin, bà Lê Thị Kiền ở thôn bên cạnh (Đông Văn) đã hái bó hoa loa kèn đỏ tươi trong vườn, vượt 3 cây số mang đến tặng người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta với tấm lòng thành kính, biết ơn.
Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Hơn 30 năm canh giữ “mắt thần” của biển

Với ông Nguyễn Đăng Sỹ - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Cửa Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), công việc canh “mắt thần” luôn sáng giữa biển khơi tuy thầm lặng nhưng cũng đầy tự hào, thiêng liêng.
Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Chuyện đời xúc động của một cựu tù Côn Đảo

Trở về từ chiến trường với thương tật nặng nề, nhưng thương binh Trần Văn Xuân ở xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã vượt qua tất cả nhờ tình yêu thương của người vợ là bà Võ Thị Nhân.
Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh vượt khó, làm giàu từ kinh tế vườn đồi

Cựu chiến binh Nguyễn Huy Năm (SN 1956, tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, điển hình về ý chí vươn lên của người thương binh "tàn nhưng không phế"...
Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.