Nuôi cua thâm canh, nông dân Hà Tĩnh thu lãi hàng trăm triệu đồng

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 5 tháng, mô hình nuôi cua thâm canh của gia đình anh Nguyễn Danh Thông (ở thôn Xuân Tây, xã Hộ Độ, Lộc Hà, Hà Tĩnh) thu lãi khoảng 200 triệu đồng trên một ha mặt nước.

Nuôi cua thâm canh, nông dân Hà Tĩnh thu lãi hàng trăm triệu đồng

Mô hình nuôi cua thâm canh của gia đình anh Nguyễn Danh Thông dự kiến thu về 2 tấn cua thương phẩm

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình, anh Nguyễn Danh Thông ở thôn Xuân Tây (xã Hộ Độ) chia sẻ: Đầu năm 2022, gia đình anh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn thực hiện mô hình nuôi cua thâm canh với diện tích mặt nước rộng 1 ha, thả nuôi 10 nghìn con giống ở lứa đầu tiên.

Đây là diện tích gia đình nuôi tôm xen canh cua nhưng thường bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế thấp. Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh, gia đình đã đầu tư gần 180 triệu đồng để cải tạo ao, chuyển đổi sang nuôi cua thương phẩm có sử dụng thức ăn công nghiệp. Khi tham gia mô hình, gia đình được hỗ trợ 50% về con giống, thức ăn và các loại vật tư khác theo quy định.

Nuôi cua thâm canh, nông dân Hà Tĩnh thu lãi hàng trăm triệu đồng

Việc đảm bảo các quy trình đã giúp mô hình nuôi cua thâm canh của gia đình anh Thông thắng lớn sau vụ nuôi đầu tiên.

Anh Thông cho biết: “Khi nuôi cua có sử dụng thức ăn công nghiệp cho thấy các yếu tố môi trường từ độ mặn, độ pH, đến độ trong rất phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cua.

Đặc biệt, so với nuôi cua sử dụng cá tạp như trước đây thì với thức ăn công nghiệp gia đình không còn phải lo về việc tìm kiếm thức ăn hàng ngày, cua phát triển đồng đều và tỷ lệ sống cao, qua đó giảm được khá nhiều chi phí đầu tư nên hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Nuôi cua thâm canh, nông dân Hà Tĩnh thu lãi hàng trăm triệu đồng

Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đến nay, tỷ lệ cua sống tại ao nuôi của anh Thông đạt trên 65%

Cũng theo anh Thông, thời tiết năm nay khá bất lợi cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nguồn nước mặn lấy vào khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, đến nay, sau hơn 5 tháng nuôi, tỷ lệ cua sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân mỗi con đạt từ 0,3 - 0,4kg, dự kiến sản lượng đạt gần 2 tấn cua thương phẩm. Với giá bán bình quân 250 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mô hình sẽ mang lại lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.

“So với nuôi cua quảng canh, hiệu quả nuôi cua thâm canh tăng 50 - 60%, thời gian nuôi tối đa kéo dài khoảng 6 tháng. Về lâu dài, nuôi cua bằng thức ăn công nghiệp sẽ dần giảm được áp lực khai thác nguồn cá nhỏ làm thức ăn cho cua từ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, còn giúp tạo thêm nguồn hàng hoá thuỷ sản giá trị cao bảo đảm về chất lượng, số lượng cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong và ngoài địa phương”, anh Thông chia sẻ.

Nuôi cua thâm canh, nông dân Hà Tĩnh thu lãi hàng trăm triệu đồng

So với nuôi cua quảng canh, hiệu quả nuôi cua thâm canh tăng 50 - 60%.

Ông Hoàng Hải Đường - Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Mô hình nuôi cua thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp của hộ anh Thông là hướng phát triển mới trên địa bàn, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao. Vì thế, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục khảo sát, vận động bà con đến tham quan, học hỏi, từng bước nhân rộng mô hình nhằm phát triển nghề nuôi cua bền vững tại địa phương".

Cũng theo ông Đường, việc triển khai nuôi cua thâm canh tại những diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả là hướng đi đúng, vừa góp phần khai thác tốt thế mạnh về đất đai, lao động, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước. Đặc biệt, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cua thương phẩm là một trong những kỹ thuật mới rất cần được áp dụng nhân rộng để tháo gỡ một số khó khăn mà trước kia người dân gặp phải về việc tìm kiếm nguồn thức ăn, chăm sóc cua.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.
Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Nỗ lực mở rộng mạng lưới nước sạch cho vùng nông thôn

Để tăng tỷ lệ hộ nông thôn được tiếp cận với nước sạch đạt chuẩn, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh không ngừng triển khai các giải pháp, mở rộng mạng lưới, cung cấp và cải thiện chất lượng nước phục vụ người dân.
Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Chống rét cho thủy sản nuôi ở Hà Tĩnh

Trước dự báo thời tiết còn nhiều đợt rét đậm, rét hại, các cơ sở và hộ nuôi trồng thủy sản ở Hà Tĩnh đã chủ động thực hiện các giải pháp chống rét cho tôm, cá.
Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Ngư dân Hà Tĩnh tất bật mưu sinh dịp cuối năm

Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.