“Ông lớn” Nhật Bản lần đầu “đổ vốn” vào ngành thủy điện Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Tờ Nikkei Asian Review hôm nay đưa tin, ngay trong tháng này, Tập đoàn tài chính Orix (Nhật Bản) sẽ “đổ vốn” vào Việt Nam thông qua Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco (Bitexco Power), đánh dấu những bước đi đầu tiên để tiến tới xâm nhập sâu vào lĩnh vực thủy điện Việt Nam, trong bối cảnh cầu tiêu thụ điện đang ngày càng tăng ở quốc gia Đông Nam Á.

ong lon nhat ban lan dau do von vao nganh thuy dien viet nam

Ảnh minh họa: Getty Images

Tập đoàn Nhật Bản cùng Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore sẽ mua hơn 10% cổ phần của Bitexco Power vào giữa tháng 9. Hai cổ đông ngoại dự kiến sẽ bỏ ra hàng chục triệu USD để đổi lấy một số cổ phiếu mới trong đợt phát hành sắp tới của Bitexco Power. Ngoài việc được đại diện trong Hội đồng quản trị của công ty, các đối tác sẽ đưa ra những lời khuyên về hoạt động kinh doanh cho công ty Việt Nam.

Orix hiện đang tham gia vào các dự án điện mặt trời, điện gió và điện địa nhiệt ở cả Nhật Bản và nước ngoài. Quyết định “đổ vốn” vào Bitexco sắp tới đánh dấu việc lần đầu tiên tập đoàn này lấn sân sang lĩnh vực thủy điện.

Như là hệ quả của tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam đang tăng với tốc độ từ 10-12%/năm. Một số nhà phân tích dự báo nhu cầu tiêu thụ điện ở Việt Nam có thể tăng hơn gấp 3 lần trong khoảng từ giữa năm 2015-2030. Việt Nam cũng có kế hoạch sẽ tự do hóa thị trường điện bán lẻ trong giai đoạn này, đồng thời khuyến khích thêm sự tham gia của khu vực tư nhân vào sản xuất điện.

So với nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thủy điện là hình thức sản xuất ít tốn kém hơn. Hiện khoảng một nửa tổng lượng điện được sản xuất ở Việt Nam đang được tạo ra từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Orix tin rằng việc đầu tư vào lĩnh vực thủy điện ở Việt Nam có thể mang về cho tập đoàn này hàng triệu đô la lợi nhuận mỗi năm.

Bitexco Power là một trong những công ty tư nhân lớn nhất về thủy điện của Việt Nam. Được thành lập vào năm 2007, công ty này hiện đang sở hữu và vận hành 18 nhà máy thủy điện tại Việt Nam với tổng công suất phát điện đạt khoảng 1.000 MW.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ Nikkei Asian Review.

Đọc thêm

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Khởi động dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Hà Tĩnh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Vingroup để dự án Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast hoàn thành và đi vào hoạt động đúng tiến độ. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án vào KKT Vũng Áng.
Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ Công Thương thông tin về Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

“Tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân nếu được triển khai tại Ninh Thuận sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng sơ bộ phải lên đến hàng tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin tại họp báo Chính phủ chiều 7/12.