Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải lưu ý, Hương Sơn cần tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế các sản phẩm chủ lực; có giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ưu tiên các đặc sản chất lượng cao, mở rộng thị trường tiêu thụ và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm OCOP.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Chiều 18/2, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đi kiểm tra kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) và sản xuất vụ xuân tại huyện Hương Sơn.

Cùng đi có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh và lãnh đạo một số sở, ngành.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng các thành viên trong đoàn đến kiểm tra sản xuất chè công nghiệp, mô hình chăn nuôi hươu tại xã Sơn Kim 2; HTX Dịch vụ hươu giống, nhung hươu, mật ong Sơn Lâm; cơ sở SXKD nhung hươu Hiền Ngọc và kiểm tra sản xuất vụ xuân tại xã Sơn Giang.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn kiểm tra tại đồi chè thôn Tiền Phong ở xã Sơn Kim 2

Tại xã Sơn Kim 2, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn đã đến kiểm tra sản xuất tại đồi chè thôn Tiền Phong, nhà máy chế biến chè của Xí nghiệp chè Tây Sơn và tham quan mô hình chăn nuôi hươu của ông Nguyễn Thanh Hải ở thôn Chế Biến.

Toàn xã Sơn Kim 2 hiện có hơn 400 ha chè công nghiệp, với gần 1.000 hộ sản xuất liên kết với Xí nghiệp Chè Tây Sơn và Tổng đội TNXP. Sau khi đạt sản phẩm OCOP, sản lượng chè của xí nghiệp tăng cao, riêng năm 2021 đạt 4.800 tấn, đem về nguồn thu cho người trồng chè khoảng hơn 41 tỷ đồng/năm. Năm 2021, sản phẩm chè của Xí nghiệp chè Tây Sơn được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn kiểm tra nhà máy chế biến chè Tây Sơn...

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

... và tham quan mô hình chăn nuôi hươu ông Nguyễn Thanh Hải (tổng đàn 35 con, hằng năm cho thu nhập từ nhung hươu và hươu giống hơn 450 triệu đồng) ở thôn Chế Biến, xã Sơn Kim 2.

Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng các thành viên trong đoàn đã kiểm tra thực tế tại Cơ sở nhung hươu Hương Luật ở thôn Lâm Đồng (thuộc HTX Dịch vụ hươu giống, nhung hươu, mật ong Sơn Lâm) và Cơ sở sản xuất kinh doanh nhung hươu Hiền Ngọc ở thôn 7, xã Sơn Giang.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn tham quan Cơ sở nhung hươu Hương Luật (thuộc HTX Dịch vụ hươu giống, nhung hươu, mật ong Sơn Lâm) ở thôn Lâm Đồng, xã Sơn Giang.

Các cơ sở trên đã chế biến 4 loại sản phẩm gồm: rượu nhung hươu, nhung hươu tươi, nhung hươu khô thái lát và nhung hươu khô tán bột; trong đó, rượu nhung hươu là sản phẩm OCOP 3 sao, hiện đã có thương hiệu trên thị trường. Các cơ sở đang liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với hàng trăm hộ chăn nuôi hươu ở các xã: Sơn Lâm, Sơn Hồng, Sơn Giang, Quang Diệm...

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Đoàn tham quan Cơ sở SXKD nhung hươu Hiền Ngọc ở xã Sơn Giang

Cũng trong chiều nay, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn đã kiểm tra sản xuất lúa vụ xuân tại thôn 5 và ngô vụ xuân tại thôn 4, thuộc xã Sơn Giang.

Đến nay, xã Sơn Giang đã hoàn thành gieo cấy hơn 170 ha diện tích lúa vụ xuân. Nhờ chủ động chăm sóc, bón phân hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nên nên toàn bộ diện tích lúa vụ xuân, ngô vụ đông hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn kiểm tra sản xuất vụ xuân tại xã Sơn Giang...

Về xây dựng nông thôn mới, đến nay, 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Huyện đạt chuẩn 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đoàn thẩm định Trung ương đã tổ chức thẩm định, đánh giá và đề xuất Hội đồng thẩm định Trung ương họp xét, bỏ phiếu (dự kiến tháng 3/2022).

Phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu tiếp tục được đẩy mạnh. Năm 2021, toàn huyện có 34 thôn đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (đạt 121,4% kế hoạch), 203 vườn hộ đạt chuẩn vườn mẫu.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt kết quả khá, các sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP đều có sự tăng trưởng, nhất là nâng cao về chất lượng và xúc tiến thương mại. Năm 2021, có 15 sản phẩm được đánh giá công nhận sao, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 47. Trong đó, có 10 cơ sở OCOP tham gia chuyển đổi số trong quản lý sản xuất và kinh doanh các sản phẩm.

Qua kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận, đánh giá cao sự những nỗ lực của huyện Hương Sơn trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhiều sản phẩm OCOP. Đặc biệt, huyện đã ban hành các chính sách thúc đẩy phát triển các sản phẩm chủ lực như: hươu, nhung hươu, cam, chè công nghiệp... để nâng cao về sản lượng, chất lượng, tạo giá trị gia tăng trong nông nghiệp.

Phát huy tiềm năng, lợi thế sản phẩm chủ lực để nâng cao giá trị nông nghiệp ở Hương Sơn

Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hương Sơn trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải lưu ý, địa phương cần tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế các sản phẩm chủ lực của địa phương. Theo đó, cần có giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, ưu tiên các đặc sản, chất lượng cao (cam bù, nhung hươu…), mở rộng thị trường tiêu thụ và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm OCOP.

Tiếp tục, thúc đẩy phong trào xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu và đẩy nhanh tiến độ xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao theo mục tiêu đề ra.

Đối với sản xuất nông nghiệp, huyện cần tập trung chỉ đạo các địa phương chăm sóc tốt, phòng ngừa sâu bệnh cho cây trồng vụ xuân; phòng chống đói rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm... Tập trung thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, phá bờ vùng, bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.