Phóng sinh hơn 2,1 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Nhà Đường

(Baohatinh.vn) - Đây là hoạt động thường niên do Sở NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, UBND huyện Can Lộc, Ban Quản lý khu du lịch chùa Hương Tích tổ chức nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Phóng sinh hơn 2,1 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Nhà Đường

Sáng 24/12, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh phối hợp với UBND huyện Can Lộc, Ban Quản lý khu du lịch chùa Hương Tích và các tăng ni, phật tử tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Nhà Đường, xã Thiên Lộc (Can Lộc).

Phóng sinh hơn 2,1 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Nhà Đường

2,1 tấn cá giống truyền thống gồm: cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép đã được Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh phối hợp với các lực lượng thả xuống hồ Nhà Đường nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản tại đây.

Phóng sinh hơn 2,1 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Nhà Đường

Người dân là các phật tử tham gia thả cá bên bờ hồ...

Phóng sinh hơn 2,1 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại hồ Nhà Đường

... và di chuyển bằng thuyền của Ban Quản lý khu du lịch chùa Hương Tích ra giữa hồ để phóng sinh

Việc thả cá giống là một hoạt động có ý nghĩa, được Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh tổ chức thường xuyên nhằm tái tạo, phát triển nguồn tài nguyên và giữ cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học. Hoạt động này còn góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn các hành vi khai thác, đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện hủy diệt.

Trước đó, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cũng đã thả 5 tấn cá giống xuống hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên) và hồ Ngàn Trươi (Vũ Quang) nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản tại đây. Sau hồ Nhà Đường (Can Lộc), Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thả 1,5 tấn cá giống tại đập Khe Mơ (Hương Sơn), ước tổng số lượng cả đợt hơn 8,6 tấn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),