Rầm rộ chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở Lộc Hà

(Baohatinh.vn) - Các xã Bình An và Phù Lưu của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi ruộng đất lần 3, hướng tới mỗi hộ nông dân chỉ sản xuất một thửa.

pl2 - Copy.jpg
Không khí ra quân chuyển đổi ruộng đất lần 3 ở các thôn của xã Phù Lưu.

Hơn 1 tháng nay, cán bộ và Nhân dân thôn Thanh Hòa (xã Phù Lưu) tích cực đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong chuyển đổi ruộng đất lần 3. Đến thời điểm này, đây là một trong những thôn có tiến độ thực hiện các phần việc tốt nhất xã khi đã đào đắp được 2.698 m3 đất cát, làm được 10 tuyến đường nội đồng dài 2,2 km, 3 tuyến mương dài 540 m (đạt khoảng 70% khối lượng), di dời hết 315 ngôi mộ...

cất bốc mồ mả trên các cánh đồng về nghĩa trang.jpg
Di dời khu mộ trên các cánh đồng ở Phù Lưu.

Ông Thành Xuân Thành – Trưởng thôn Thanh Hòa cho biết: “Lần chuyển đổi này, thôn chúng tôi thực hiện gần 46 ha đất sản xuất (gần 34 ha đất lúa, 12 ha đất màu) cho 229 hộ nhận ruộng. Để đạt mục tiêu, kế hoạch, tiến độ đề ra, chúng tôi đã tập trung tuyên truyền, vận động Nhân dân, huy động các nguồn lực, có phương án phù hợp để vừa sản xuất hè thu (tiến hành sản xuất hè thu ở những nơi thuận lợi, đồng thời chuyển đổi ruộng đất - PV) vừa xây dựng cơ sở hạ tầng; quyết tâm cuối tháng 8 sẽ bốc thăm, giao đất cho bà con, hoàn thành sớm nhất xã”.

Cũng như thôn Thanh Hòa, 7 thôn khác ở xã Phù Lưu đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, di dời mồ mả và các phần việc khác liên quan đến chuyển đổi ruộng đất. Địa phương quyết tâm xây dựng xong hạ tầng trước 30/10 để giao xong đất trước 30/11. Hiện nay, nhiều thôn triển khai tốt như: Mỹ Hòa, Đông Châu, Thanh Lương...

pl1 - Copy.jpg
Vệ sinh đồng ruộng gắn với xây dựng hạ tầng sản xuất ở Phù Lưu.

Ông Nguyễn Đức Quang - Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết: “Sau chuyển đổi ruộng đất lần 1 (năm 2003), toàn xã còn 7.898 thửa đất sản xuất, bình quân mỗi hộ sử dụng 5,5 thửa; sau chuyển đổi lần 2 thì còn 5.344 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3,7 thửa. Lần này, chúng tôi chuyển đổi tiếp 440 ha với mục tiêu phấn đấu là giảm số thửa xuống còn 1.402 thửa để 95% số hộ sử dụng 1 thửa trên cùng một loại đất nông nghiệp, 5% còn lại có 2 thửa liền kề. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi phải cất bốc 1.587 ngôi mộ, đào đắp 141.113 m3 đất đá để làm 188 tuyến đường nội đồng và 108 tuyến mương... với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng”.

pl3 - Copy.jpg
Trong 1 tháng vừa qua, máy móc hoạt động liên tục trên các cánh đồng xã Phù Lưu.

“Với quyết tâm hoàn thành trước tháng 11/2024, chúng tôi đã tập trung bám sát cơ sở, xuống hiện trường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Các vấn đề khó cũng được tập trung xử lý như: phương án huy động kinh phí, xác định ranh giới giữa đất ở và đất sản xuất, di dời mồ mả, đảm bảo sản xuất gắn với thực hiện đúng khung tiến độ... Đến thời điểm này, địa phương đã đào đắp được 9.300 m3 đất đá, làm hơn 7 km đường, hơn 2 km kênh mương, di dời 523 ngôi mộ” - ông Nguyễn Đức Quang thông tin thêm.

Tại xã Bình An, sau khi rút kinh nghiệm từ thôn Xuân Triều (làm thí điểm năm 2023), hiện nay, toàn xã đang dừng sản xuất vụ hè thu để dồn sức cho việc chuyển đổi ruộng đất lần 3.

Để chuyển đổi 442 ha đất sản xuất nông nghiệp thành ô thửa lớn, 85% số hộ chỉ có 1 thửa, số còn lại có 2 thửa liền kề, chính quyền địa phương đã gấp rút vào cuộc để di dời 1.019 ngôi mộ, làm 74 tuyến đường nội đồng dài gần 26 km, 96 tuyến kênh mương nội đồng dài 28 km, làm 57 cầu cống các loại, cắm hàng nghìn cọc tiêu...

ba3 - Copy.jpg
Xã Bình An phá các bờ vùng, bờ thửa để hình thành thửa ruộng lớn.

Phó Chủ tịch UBND xã Bình An - Đậu Ngọc Tý cho biết: “Nhờ vào cuộc quyết liệt, Nhân dân đồng tình nên đến thời điểm này, chúng tôi đã hoàn thành việc đào đắp đường nội đồng, kênh mương, cầu cống, cắm cọc tiêu. Nhiều thôn có khối lượng công việc nhiều nhưng đã tổ chức làm nhanh, làm tốt như: Quyết Thắng, Thống Nhất, Bình Nguyên, thôn 1, thôn 6... Dự kiến cuối tháng này, chúng tôi sẽ tổ chức bốc thăm giao đất cho người dân, sau đó tiến hành cải tạo mặt ruộng, làm thủ tục cấp bìa và hoàn thiện các hạng mục khác”.

Hai năm gần đây, huyện Lộc Hà đã có 4 xã tiến hành chuyển đổi ruộng đất lần 3 khá triệt để, toàn diện. Theo đó, sau khi xã Hồng Lộc (cuối năm 2022) và xã Tân Lộc (năm 2023) thực hiện chuyển đổi 1.190 ha, giảm gần 7.000 ô thửa thì năm nay, Bình An và Phù Lưu tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

pl4 - Copy.jpg
Các địa phương gắn tích tụ ruộng đất với xây dựng hệ thống hạ tầng sản xuất đồng bộ.

Ông Nguyễn Đình Thành - Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Sau khi Bình An và Phù Lưu hoàn thành chuyển đổi thì toàn huyện có 2.072 ha đất sản xuất nông nghiệp được tích tụ, vượt mục tiêu đặt ra (theo kế hoạch đến năm 2025 có 1.610 ha). Đây cũng là yếu tố quan trọng để các địa phương khác trong huyện tiếp tục nghiên cứu, học hỏi, tổ chức triển khai... Qua đó, phấn đấu đến năm 2030, có 4.000 ha được chuyển đổi triệt để (chiếm 50% diện tích sản xuất của huyện) và tạo được nhiều bước đột phá quan trọng trong sản xuất”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.