Sản xuất dưa: Được mùa, lại "khát" đầu ra!

(Baohatinh.vn) - Những quả dưa gối dài trên bãi cát mang theo niềm vui được mùa của người dân. Tuy nhiên, rất nhiều năm qua, ’điệp khúc’ được mùa, mất giá diễn ra khiến người trồng dưa hết sức lo lắng. Do đó, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ là điều tất yếu để ổn định đầu ra cho sản phẩm, từ đó, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương.

“Khát” đầu ra

Năm nay, mặc dù thời tiết đầu vụ không mấy thuận lợi nhưng bằng quyết tâm và sự cần mẫn của người nông dân, vụ dưa xuân vẫn giành thắng lợi. Bác Đinh Văn Hùng - người trồng dưa lâu năm ở thôn Thọ (xã Thạch Liên - Thạch Hà) chia sẻ: “Năm nay, nhà tôi trồng 5 sào dưa lê và dưa gang (bở), cho năng suất rất khá. Tuy nhiên, khó khăn nhất là khâu tiêu thụ. Tuy chúng tôi đã tham gia tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn Thọ với 34 thành viên, song nhà nào vẫn phải tự lo nhà nấy. Chưa có giải pháp để tiêu thụ sản phẩm nên giá bán ra thấp và cũng rất bấp bênh”.

san xuat dua duoc mua lai dau ra

Mặc dù đã tham gia tổ hợp tác sản xuất rau an toàn thôn Thọ (xã Thạch Liên), song ông Đinh Văn Hùng vẫn phải tự đưa dưa đi chợ bán (Ảnh bên).

Với lối sản xuất tự do, người trồng dưa luôn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Tình trạng bị khách ép giá hay ế hàng, thậm chí hư hỏng diễn ra thường xuyên. Chị Nguyễn Thị Vinh (thôn Thọ) ái ngại: “Dưa chín và thu hoạch đồng loạt trong thời gian ngắn, có hôm bán không kịp hoặc chợ ế thì đành đổ bỏ cả tạ dưa gang. Để vớt vát, chúng tôi đành phải bán dọc hai bên QL 1A, tuy biết tiềm ẩn về tai nạn giao thông. Thế nhưng, cả ngày ngồi ngoài đường cũng không bán được bao nhiêu. Thực trạng này khiến chúng tôi không dám nghĩ tới việc mở rộng diện tích. Thậm chí, nhiều người quanh năm gắn bó với cây dưa giờ cũng e ngại khi sản xuất, một số người đành bỏ nghề lên thành phố tìm việc làm. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là các cấp, ngành nghiên cứu để sớm có giải pháp hỗ trợ người dân trong tiêu thụ sản phẩm”.

Anh Lê Hữu Ninh - cán bộ phụ trách nông thôn mới xã Thạch Liên cho biết: “Toàn xã hiện có 8 ha dưa, tập trung ở thôn Thọ và thôn Khang. Lâu nay, người dân Thạch Liên vẫn tự túc từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Mặc dù xã đã thành lập 4 tổ hợp tác trồng rau - củ - quả, song chưa kết nối được đơn vị nào để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà, hiện nay, địa phương có 160 ha trồng dưa các loại, tập trung ở các xã Thạch Liên, Thạch Tiến, Thạch Trị, Thạch Lưu… Hầu hết bà con đều tự túc trong sản xuất và tiêu thụ. Chính điều này đã ảnh hưởng phần nào đến năng suất và chất lượng quả cũng như chưa thể hình thành được hướng phát triển hàng hóa bền vững.

Chú trọng thị trường tiềm năng

HTX Dịch vụ tổng hợp Quyết Tiến (xã Thạch Lưu - Thạch Hà) thành lập cách đây 4 năm cũng gắn liền với cây dưa hấu. Anh Phạm Văn Thống - Giám đốc HTX cho biết: “Từ 2015 trở về trước, với 4 ha tại xã Thạch Lưu, HTX đã thu về khoảng 100 tấn dưa/năm. Vụ dưa năm 2016 này, đơn vị hợp đồng cung ứng giống, phân bón cho nhân dân trồng dưa các vùng bãi ngang Thạch Hà và tiến hành thu mua lại sản phẩm. Với hơn 40 tấn dưa từ đầu vụ lại nay, HTX đã đưa đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối và nhà hàng...

san xuat dua duoc mua lai dau ra

Do vướng về thủ tục, giấy tờ công nhận nguồn gốc, chất lượng sản phẩm nên siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh chủ yếu nhập dưa từ các tỉnh miền Tây, Nam bộ

Đặc biệt, từ 2 năm nay, HTX đã hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ để đưa dưa sạch vào siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh. Tuy nhiên, với số lượng không nhiều nên chúng tôi cũng không mấy mặn mà khi đến với siêu thị”.

Dưa là một trong những cây trồng chủ lực của nhiều địa phương như: Thạch Hà, Nghi Xuân, Lộc Hà... Tuy vậy, ít có sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dẫn tới tình trạng “được mùa, mất giá” triền miên và ế ẩm trong tiêu thụ. Một nghịch lý là sản lượng dưa trên địa bàn Hà Tĩnh khá lớn, song các siêu thị hay chợ đầu mối lại phải nhập dưa từ các nơi khác về.

Theo tìm hiểu, được biết, Siêu thị Co.opmart đã liên hệ một số địa điểm trồng dưa của Hà Tĩnh song người dân chưa đáp ứng được các thủ tục, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm nên chưa thể tiêu thụ. Rõ ràng, nếu không muốn “thua trên sân nhà”, muốn tạo đầu ra bền vững cho quả dưa nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và thúc đẩy mở rộng diện tích, tăng năng suất, chất lượng thì cần có chiến lược khả thi. Trong đó, liên kết khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ là yếu tố sống còn.

Đặc biệt, các địa phương cần có những cơ chế thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào cây dưa. Thêm vào đó, người sản xuất cũng cần “chung thủy” hơn trong quá trình liên kết sản phẩm với doanh nghiệp. Từ đó mới có thể khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Bà Lương Kiều Lan Chi - Tổ trưởng Tổ Thực phẩm tươi sống - Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh:

“Hiện nay, siêu thị sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm giúp bà con, song lại vướng mắc về giấy tờ chứng nhận. Nếu chính quyền hỗ trợ, đồng hành cùng người sản xuất trong việc đánh giá, kiểm nghiệm nguồn hàng và cung cấp giấy tờ về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm thì chúng tôi sẽ tiêu thụ dưa thường xuyên cho nông dân bằng giá thị trường, đặc biệt, không chỉ dưa hấu mà cả dưa lê, dưa gang…”.

Ông Lê Văn Thuận - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà:

“Huyện đang trong quá trình hoàn thiện đề án xây dựng thương hiệu rau - củ - quả, trong đó có dưa và phấn đấu đến năm 2020 sẽ có thương hiệu. Theo đó, chúng tôi sẽ triển khai tập huấn KHKT cho bà con, hình thành các vùng sản xuất dưa theo tiêu chuẩn VietGAP, tăng cường công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; đặc biệt là đẩy mạnh kêu gọi doanh nghiệp đầu mối thu mua sản phẩm và tiêu thụ ở nhiều thị trường khác nhau”.

Bà Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh:

“Muốn có đầu ra ổn định, người trồng dưa cần tuân thủ sản xuất theo quy trình khép kín an toàn, chất lượng; các cấp, ngành cần ưu tiên xây dựng thương hiệu và hỗ trợ tiêu thụ bằng nhiều kênh như tăng thời lượng tuyên truyền về dưa Hà Tĩnh với phương châm “Người Hà Tĩnh ưu tiên sử dụng sản phẩm sản xuất trong tỉnh”... Ngoài ra, người dân cần đưa vào trồng các giống dưa chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu để tăng lợi nhuận”.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.