Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

(Baohatinh.vn) - Chiều 28/10, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nguyễn Thị Nữ Y, Trương Thanh Huyền dẫn đầu 2 đoàn giám sát HĐND tỉnh Hà Tĩnh làm việc với UBND huyện Vũ Quang, UBND TX Kỳ Anh và một số đơn vị về quản lý khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2016-2019.

* Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y và Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Huy Hùng chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Vũ Quang và Vườn quốc gia Vũ Quang.

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Phó Chủ tịch HDND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y chủ trì buổi làm việc giữa đoàn giám sát với UBND huyện Vũ Quang và Vườn quốc gia Vũ Quang về “Công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, giai đoạn 2016-2019”

Vũ Quang có hơn 49.958 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng 31.920 ha, rừng phòng hộ 4.189 ha, còn lại là rừng sản xuất.

Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tập trung làm tốt công tác quản lý, BVR nên đã phát hiện kịp thời các vụ việc vi phạm; tạo được những chuyển biến trong công tác PCCCR; tạo điều kiện để các hộ dân tự bỏ vốn trồng mới 333 ha và trồng lại sau khai thác 626 ha, trồng 237 ngàn cây phân tán...

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Phó Chủ tịch HĐND huyện Vũ Quang - Phạm Ngọc Tạo: "Những năm gần đây, huyện Vũ Quang đã gắn công tác quy hoạch gắn với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Nhờ vậy, hiệu quả sản xuất trên đất lâm nghiệp đã được nâng lên, rừng đã được bảo vệ và phát triển tốt, các vùng đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cây ăn quả đã đem đến hiệu quả kinh tế cao...".

Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, huyện Vũ Quang đã tập trung thực hiện tốt công tác giao đất gắn với giao rừng với tổng diện tích được giao là 10.406 ha/4.368 hộ gia đình, tổ chức.

Công tác sử dụng, phát triển rừng sau giao khoán đã được thực hiện theo đúng các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, không có hiện tượng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, khai thác...

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Đại diện Sở TN&MT thông tin, hướng dẫn xử lý các vụ lấn chiếm, tranh chấp đất rừng trên địa bàn Vũ Quang và lâm phần do Vườn quốc gia Vũ Quang quản lý.

Vườn Quốc gia Vũ Quang được giao quản lý bảo vệ 57.038 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó: 52.742 ha rừng đặc dụng, 3.120 ha rừng phòng hộ, còn lại rừng sản xuất.

Hằng năm, đơn vị đã xây dựng phương án bảo vệ phát triển rừng trên lâm phần được giao. Đặc biệt, đơn vị đã tổ chức tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc với tăng cường công tác kiểm tra địa bàn nắm bắt tình hình ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Ông Trần Danh Kỳ - Giám đốc Vườn quốc gia Vũ Quang: "Công tác quản lý và bảo vệ rừng của đơn vị gặp nhiều khó khăn với nhiều tuyến đường tuần tra bị ngập, trang thiết bị thiếu thốn; chịu nhiều áp lực từ việc người dân vùng đệm vào rừng khai thác lâm sản, phụ sản, bẫy động vật...".

Nhờ làm tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng nên từ năm 2016 đến nay Vườn quốc gia Vũ Quang đã phát hiện, xử lý 52 vụ vi phạm, thu 46m3 gỗ các loại và tình trạng vi phạm lâm luật trên lâm phần ngày càng giảm. Công tác PCCCR tiếp tục được quan tâm đúng mức nên 4 năm chỉ xẩy ra 2 vụ cháy với 7,7ha rừng bị cháy.

Trong công tác bảo tồn đã công bố được 8 loài thực vật mới; vùng phân bố mới của 5 loài lưỡng cư và bò sát; thực hiện 1 đề tài nghiên cứu cấp tỉnh về các loại linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng; tiếp nhận 20 cá thể động vật hoang dã; tổ chức nhiều cuộc nghiên cứu, thu hàng trăm mẫu động, thực vật về lưu trữ, trưng bày.

Đặc biệt năm 2019, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã được Hội đồng Di sản Asean công nhận là Vườn di sản Asean...

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y lưu ý huyện và các sở, ngành chức năng tiến hành soát xét, đánh giá lại việc quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn; nghiên cứu, tìm kiếm các biện pháp, giải pháp để phát triển kinh tế rừng gắn với bảo vệ môi trường;

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Rà soát, đánh giá, phân loại những vụ việc liên quan đến tồn đọng, nhất là chuyển đổi đất sản xuất cho người dân tái định cư Hương Điền; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng đề nghị Vườn quốc gia Vũ Quang và huyện cần tập trung thực hiện Nghị quyết 90 của HĐND tỉnh về bảo vệ đa dang sinh học, tiến hành báo cáo, thuyết minh đầy đủ để xúc tiến nhanh việc hình thành trung tâm cứu hộ động vật trong khuôn viên vườn quốc gia; có phương án bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng lòng hồ Ngàn Trươi - Cẩm Trang, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực vào đầu tư...

* Cũng trong chiều 28/10, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền và Trưởng ban Kinh tế Ngân sách Trần Viết Hậu chủ trì buổi làm việc với UBND TX Kỳ Anh và BL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh.

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Thị xã Kỳ Anh hiện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 11.069 ha, trong đó: đất rừng phòng hộ là 6.043 ha (rừng tự nhiên 2.734 ha, rừng trồng 2.108, đất chưa có rừng 1.201), rừng sản xuất là 5.026 ha (rừng tự nhiên 263 ha, rừng trồng 2.373 ha, đất chưa có rừng 2.390 ha), độ che phủ rừng đạt 26,7%.

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Phó Chủ tịch UBND TX Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh báo cáo công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã giai đoạn 2016-2019

Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn thị xã và kinh phí đầu tư phục vụ công tác BVR - PCCCR chưa được quan tâm đúng mức, lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng mỏng, các công trình và trang thiết bị PCCCR còn thiếu và lạc hậu.

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Trưởng BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh Nguyễn Ngọc Lâm báo cáo công tác quản lý, khai thác sử dựng rừng, đất lâm nghiệp giai đoạn 2016-2019 của đơn vị

Phần lớn diện tích rừng do chủ rừng nhà nước quản lý nên các địa phương chưa thực sự coi trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Vè phía Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, hiện nay, đơn vị đang chịu trách nhiệm quản lý 5.402,9 ha (rừng sản xuất 1.618,5 ha, rừng phòng hộ 3.784,4 ha).

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt: TX Kỳ Anh cần làm rõ về việc cắm mốc giới đất rừng và rừng; cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ dân...

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong việc quản lý của Ban Quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: trên địa bàn có nhiều dự án trọng điểm, các nhu cầu về tư liệu sản xuất, về phát triển kinh tế, lâm sản ngày càng lớn, đời sống nhân dân sống dựa chủ yếu vào rừng đã gây áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.

Bên cạnh đó, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, hạ tầng lâm nghiệp thiếu, yếu; ranh giới tiếp giáp với đơn vị bạn dài; lực lượng chuyên trách còn mỏng, thiếu, trang bị công cụ hỗ trợ.

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Thành viên Đoàn giám sát HĐND Nguyễn Trọng Nhiệu: TX Kỳ Anh có diện tích rừng rất lớn, rừng lại nằm trong khu vực đô thị nên cần phải có đánh giá để điều chỉnh, xây dựng quy hoạch chi tiết về rừng và đất rừng gắn với quy hoạch chung của TX Kỳ Anh.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát chia sẻ với TX Kỳ Anh và BQL về những khó khăn trong công tác quản lý, khai thác, bảo vệ rừng và đất rừng; đề nghị làm rõ việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong việc kiểm soát khai thác lâm sản trái phép; quản lý đầu vào trồng cây đất lâm nghiệp vẫn còn bỏ ngỏ...

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Bí thư Thị ủy Đặng Văn Thành: TX Kỳ Anh sẽ tiếp thu nghiêm túc các ý kiến của đoàn giám sát, đồng thời sẽ siết chặt công tác quản lý giao khai thác rừng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền đề nghị UBND TX Kỳ Anh cũng như BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cần quan tâm đến các chính sách đầu tư cho đất lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả đất trồng rừng;

Soát xét quy hoạch 3 loại rừng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường

Phải giải quyết dứt điểm các xung đột giữa quy hoạch, quản lý rừng và đất rừng; đồng hành với phát triển đô thị loại 3 thì TX Kỳ Anh cũng phải quan tâm đến đất lâm nghiệp trên địa bàn.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng yêu cầu UBND thị xã, BQL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh cần phối hợp với các đơn vị xã, phường cùng các ban, ngành liên quan, tiếp tục lầm tốt công tác PCCCR; UBND TX Kỳ Anh phải rà soát kĩ lưỡng lại đất lâm nghiệp giao cho các hộ dân.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.