HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

(Baohatinh.vn) - Sáng 21/10, các đoàn giám sát của HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có cuộc làm việc với UBND thị xã Hồng Lĩnh và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ về công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2019.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y chủ trì cuộc giám sát.

* Theo báo cáo của UBND thị xã Hồng Lĩnh, hiện trên địa bàn thị xã có 1.782 ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó: Đất quy hoạch rừng phòng hộ: 1.376 ha (rừng trồng 1.001 ha; rừng tự nhiên 79 ha; đất chưa có rừng 296ha); đất quy hoạch rừng sản xuất: 406 ha (rừng trồng 155 ha; đất chưa có rừng 251 ha).

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Hồng Lĩnh Nghiêm Sỹ Hùng: UBND tỉnh hằng năm sớm phê duyệt nguồn kinh phí bảo vệ rừng cho đơn vị chủ rừng để đầu tư các hạng mục lâm sinh trước mùa nắng nóng.

Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp giai đoạn 2016 – 2019 trên địa bàn thị xã và kinh phí đầu tư phục vụ công tác BVR - PCCCR chưa được quan tâm đúng mức, các công trình và trang thiết bị PCCCR còn thiếu và lạc hậu.

Phần lớn diện tích rừng do chủ rừng nhà nước quản lý nên các địa phương chưa thực sự coi trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Trưởng BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh: Việc ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp của các bộ, ngành còn chồng chéo, hướng dẫn còn chung chung nên gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở đơn vị cơ sở.

Hiện, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đang quản lý 9.684,5 ha đất lâm nghiệp; trong đó, rừng phòng hộ 8.818,0 ha, rừng sản xuất 866,5 ha.

Thời gian qua, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn. Rừng Hồng Lĩnh là rừng trồng chủ yếu cây thông thuần loài; dân cư bao bọc xung quang chân núi Hồng Lĩnh; có nhiều đền, chùa hoạt động trong rừng; Hồng Lĩnh không có cửa rừng, con người có thể vào rừng bất kỳ vị trí nào, vào bất kỳ thời gian nào.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Đại biểu HĐND tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hổ: Đề nghị thị xã Hồng Lĩnh quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các chủ rừng thực hiện bảo vệ rừng như các hành vi về phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y cho rằng, mặc dù diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thị xã theo tỷ lệ là lớn, nhưng công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn cơ bản ổn định, đặc biệt là không có xảy ra tranh chấp rừng và đất lâm nghiệp.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y đề nghị, thị xã Hồng Lĩnh tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ, phòng chống cháy rừng, phổ biến Luật Lâm nghiệp mới có hiệu lực; có quy hoạch diện tích rừng sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt là cây trồng.

Đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thị xã cần phải thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các dự án liên quan đến đất lâm nghiệp.

* Theo báo cáo, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ có diện tích rừng được giao quản lý 49.883,3 ha, trong đó rừng đặc dụng 21.758,9 ha; phòng hộ 16.814,0 ha; rừng sản xuất 8.365,4 ha và đất khác (hồ, khe suối) 2.945,0 ha.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền, Trưởng ban Kinh tế Ngân sách Trần Viết Hậu chủ trì cuộc làm việc.

Đến nay có 5.749 ha đã được giao cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý, diện tích còn lại 44.134 ha do BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ quản lý.

Đến tháng 8/2019, UBND tỉnh có quyết định về việc điều chỉnh một số diện tích quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, diện tích khu bảo tồn quản lý là trên 41.983ha, trong đó: Rừng đặc dụng trên 21.767ha, rừng phòng hộ trên 16.364 ha, rừng sản xuất trên 3.806, ha, đất khác 44,49 ha.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bùi Nhân Sâm: Tỉnh cần linh động trong việc tuyển dung cán bộ biên chế bổ sung cho BQL để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Từ năm 2016 đến nay trên địa bàn xảy ra 1 vụ lấn chiếm, với diện tích 1,94 ha, đã được cơ quan chức năng xử lý hình sự. Các vụ lấn chiếm, tranh chấp xảy ra đều được phát hiện sớm, đơn vị chủ động phối hợp với Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương xử lý kịp thời.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tốt, tình trạng khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, không để xảy ra điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật…

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Trưởng ban Văn hóa – Xã hội, HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt: Cần làm rõ thực trạng, nguyên nhân về chủ quan, khách quan liên quan đến các vụ cháy rừng thời gian qua.

Bên những kết quả đạt được, hiện nay công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ còn gặp một số khó khăn, nhất là chưa được thành lập hạt kiểm lâm trực thuộc theo quy định; một số dự án tiến độ rất chậm, các thủ tục về đất đai như chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi đất kéo dài gây khó khăn cho đơn vị trong công tác quản lý bảo vệ, PCCC rừng...

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ Nguyễn Viết Ninh giải trình thêm một số nội dung các đại biểu quan tâm.

Tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn giám sát chia sẻ với BQL những khó khăn trong công tác quản lý, khai thác, bảo vệ rừng và đất rừng…; đề nghị làm rõ tình trạng cháy rừng trong thời gian qua; vì sao một số diện tích rừng chưa được thu hồi...

Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác rừng, đất rừng thời gian qua.

HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát về quản lý rừng, đất rừng tại nhiều địa phương

Về các kiến nghị, đề xuất của BQL liên quan đến bộ máy, con người, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị ngành chủ quản là Sở NN&PTNT nhanh chóng rà soát, đánh giá lại để xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với thực tiễn để sớm có đề xuất cơ chế đặc thù.

Cần quan tâm phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng, PCCC rừng; tiếp tục tham mưu, rà soát trong việc thu hồi, chuyển đổi, cấp giấy chừng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo chặt chẽ trong công tác quản lý; phát huy, khai thác tiềm năng về du lịch nhưng gắn với đó là phải cân bằng về bảo vệ môi trường...

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

“Quả ngọt” miền đồi Vũ Quang

Ngắm những đồi cam trĩu quả hay rừng keo nguyên liệu bạt ngàn của người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh), chúng tôi lại nhớ đến những câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông: “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”...
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Hà Tĩnh phân bổ 169 tỷ đồng thực hiện chính sách nông thôn mới năm 2025

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 103/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc phê duyệt kế hoạch kinh phí năm 2025 để thực hiện một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2022-2025.
Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.