Tái đàn chăn nuôi lợn: Cẩn trọng kẻo dẫm lên vết xe đổ!

(Baohatinh.vn) - Trong vòng 2 tháng qua, giá lớn hơi, lợn giống đang ở mức khá cao (giá lợn hơi 52.000đ/kg, lợn giống 1,5 triệu/con, giá lợn hơi cao nhất từ trước tới nay), điều này khiến nhiều hộ chăn nuôi ở Hà Tĩnh quyết định tái đàn. Tuy nhiên, nếu việc tái đàn không được tính toán kỹ thì người chăn nuôi dễ đi vào vết xe đổ của năm trước.

Tái đàn chăn nuôi lợn: Cẩn trọng kẻo dẫm lên vết xe đổ!

Ngành chức năng cần có lộ trình cụ thể để hướng dẫn và tuyên truyền cho người chăn nuôi nhằm tránh xẩy ra tình trạng cung vượt quá cầu

Sau thời gian dài nuôi cầm chừng vì giá lợn xuống đáy, gần đây, khi giá lợn tăng mạnh, ông Phạm Văn Cảnh (tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) quyết định tăng cả đàn lợn nái và đàn lợn thịt. Hiện việc tăng đàn đang mang lại cho gia đình ông nguồn lợi khá lớn, tuy nhiên, ông Cảnh không khỏi băn khoăn, lo lắng vì đầu ra và giá lợn đang hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường.

Ông Cảnh cho biết: Năm 2017, gia đình ông đầu tư 100 lợn nái, 1.000 lợn thịt, do giá xuống đáy nên gia đình thua lỗ rất lớn. Tuy vậy, từ tháng 5/2018 giá lợn hơi và lợn giống tăng mạnh, sẵn có chuồng trại gia đình ông đã mạnh dạn tăng đàn hiện trong chuồng đã có 300 con lợn nái và 1.500 con lợn thịt. Nếu giá cả vẫn giữ như hiện nay thì sau 4 tháng đầu tư chăm sóc đàn lợn thịt sẽ cho thu lãi hàng trăm triệu đồng, thêm vào đó lợn giống cũng cho thu nhập không kém.

Có một điều khiến ông Cảnh không khỏi lo lắng là liệu giá lợn có xuống đáy như năm 2017?. Nếu kịch bản đó xẩy ra thì gia đình ông Cảnh nói riêng và người chăn nuôi nói chung sẽ phải chịu tổn thất rất lớn.

Tái đàn chăn nuôi lợn: Cẩn trọng kẻo dẫm lên vết xe đổ!

Không chỉ tăng đàn lợn thịt, ông Trần Văn Cảnh hiện còn tăng đàn lợn giống để bán ra thị trường

Lợn tăng giá mạnh khiến nhiều hộ chăn nuôi quyết định tái đàn, đây là điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, người chăn nuôi đang nhìn vào giá lợn hiện tại mà không dự đoán được giá của thời điểm xuất bán.

Một phép tính rất dễ thấy đó là giá lợn giống hiện giao động từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/con, cộng tiền thức ăn và các chi phí khác trong vòng 4 tháng, giá thành mỗi con lợn sẽ lên từ 3,8 - 4 triệu đồng. Nếu giá lợn ở mức như hiện nay, 52.000đ/kg người chăn nuôi sẽ có lãi từ 800 ngàn đến 1 triệu đồng/con, còn nếu lợn xuống giá dưới 38.000đ/kg người chăn nuôi sẽ thua lỗ.

Ông Đặng Công Dũng - Giám đốc Doanh nghiệp Dũng Ân (Hương Sơn) chuyên về cung cấp thức ăn cho gia súc cho biết: "Giá lợn tăng mạnh khiến nhiều người chăn nuôi lại đổ xô vào tái đàn, nếu không tính toán một cách chặt chẽ và độ trễ của việc tái đàn (từ khi thả nuôi đến khi xuất bán) thì nguy cơ lợn rớt giá có nhiều khả năng lại tiếp diễn".

Tái đàn chăn nuôi lợn: Cẩn trọng kẻo dẫm lên vết xe đổ!

Sau một thời gian thăm dò, hiện anh Lê Minh Hồng ở Nga Lộc (Can Lộc) cũng đã quyết định tăng đàn lợn thịt lên hàng trăm con

Theo thống kê của ngành chăn nuôi và thú y, trong 2 tháng trở lại đây, tổng đàn lợn ở Hà Tĩnh đã tăng thêm 6%, tương đương với gần 24 ngàn con. Theo dự báo, con số này còn tiếp tục tăng trong thời gián tới do việc tái đàn của nhiều hộ dân. Nếu việc tái đàn không kiểm soát nguy cơ chênh lệch cung cầu sẽ xẩy ra, và lúc đó giá lợn sẽ dễ rớt giá trở lại.

Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho hay: "Việc tái đàn hiện đang ở biên độ nhẹ, song, phải hết sức thận trọng, đặc biệt là phải chú ý đến khâu vệ sinh chăn nuôi, thú y trước khi tái đàn do chuồng trại bỏ hoang khá lâu nên rất dễ phát sinh dịch bệnh".

Ông Hùng cũng lưu ý người chăn nuôi cần hết sức bình tĩnh, không nên tăng đàn một cách ồ ạt, vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu và giá lợn xuống đáy là điều không thể tránh khỏi.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.