(Baohatinh.vn) - Sau khi hoàn tất chi trả đợt 1 tiền bồi thường cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển ở xã Thạch Hội và thị trấn Thạch Hà, UBND huyện Thạch Hà tiếp tục giải ngân đợt 2 cho các tổ chức, cá nhân tại 8 xã còn lại.
Chi trả cho người dân xã Thạch Khê
Đợt này (3/12 - 14/12), huyện Thạch Hà chi trả cho 3.376 đối tượng ở các xã Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Văn, Tượng Sơn, Thạch Khê và Thạch Long, với tổng kinh phí hơn 94 tỷ đồng. Đối tượng được hỗ trợ gồm: khai thác thủy sản, nghề muối, lao động bị mất thu nhập; riêng đối tượng NTTS chưa tiến hành chi trả theo quy định của cấp trên.
Để công tác chi trả diễn ra thuận lợi, đúng người, đúng đối tượng, không xảy ra sai sót, tại các điểm chi trả, Hội đồng huyện Thạch Hà đã phối hợp với ban chỉ đạo, hội đồng đánh giá thiệt hại cấp xã và tổ rà soát cấp thôn hướng dẫn cụ thể cho người dân thông qua các bước tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ và thực hiện chi trả.
Người dân xã Thạch Bàn nhận tiền bồi thường
Ngân hàng NNTPTNT huyện xuống tận địa điểm chi trả vận động người dân gửi tiết kiệm nếu chưa có dự định sử dụng tiền bồi thường để đảm bảo an toàn và có lợi cho cả đôi bên.
Lực lượng Công an huyện Thạch Hà cũng phối hợp chặt chẽ với đội ngũ công an, quân sự của xã và ban cán sự các thôn theo nhiệm vụ được phân công tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo vệ an toàn tuyệt đối trong quá trình chi trả.
Ghi nhận tại các địa điểm chi trả, đối tượng nhận tiền đền bù đều vui mừng, phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ người dân sau sự cố môi trường biển. Phần lớn người dân được nhận tiền đền bù đã dự định sẽ đầu tư mua sắm, nâng cấp ngư cụ, máy móc thiết bị để tiếp tục ra khơi bám biển cũng như chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất để cải thiện, nâng cao thu nhập cho gia đình...
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Thầy giáo Hoàng Tùng là chủ cơ sở nước mắm Hoa Tùng ở Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã nỗ lực đưa sản phẩm nước mắm truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao để vươn ra thị trường.
Để phục vụ tết Nguyên đán 2025, thời điểm này người dân trồng cam bù ở các xã miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang tích cực dọn cỏ, dưỡng quả... để chờ đón vụ mùa thắng lợi, bội thu.
Với giá bán lẻ từ 17.000 – 25.000 đồng/kg, mỗi gia đình trồng kiệu tại xã Kỳ Đồng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có thể thu về cả mấy chục triệu đồng nhờ cây trồng này trong dịp Tết.
Hội nghị đã phổ biến các thông tin về Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2024 - 2030 đến các địa phương, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn.
Không khí chuẩn bị vụ rau tết tại làng rau an toàn Mai Hồ - thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã bắt đầu nhộn nhịp. Những cánh đồng rau đang được chăm sóc cẩn thận nhằm đảm bảo một mùa vụ bội thu.
Để đảm bảo vụ xuân 2025 thắng lợi, các địa phương, đơn vị quản lý ở Hà Tĩnh đang tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng lúa giống, vật tư nông nghiệp ngay từ đầu vụ.
Theo kết quả bình chọn sản phẩm tiêu biểu của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và kết quả xét tặng Giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh có 2 sản phẩm được vinh danh.
Hơn 6 tháng thả nuôi, giống trai lấy ngọc của cựu chiến binh Trần Đình Đức (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phát triển tốt, dự kiến đem về doanh thu 1 tỷ đồng trong chu kỳ nuôi 3 năm.
Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Hồng Lĩnh vừa ký ban hành Quyết định số 2821/QĐ-UBND ngày 9/12/2024 của UBND tỉnh về việc cấp kinh phí thưởng xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Nhiều địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đồng loạt ra quân cao điểm hiện thực hóa các mục tiêu về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu trong năm 2024.
Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
Các tham luận, ý kiến tại toạ đàm đã làm rõ những hạn chế, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông cơ sở trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Thời điểm xuống giống vụ xuân 2025 ở Hà Tĩnh dự báo trùng các đợt rét đậm, rét hại nên bà con nông dân cần chủ động ứng phó để sản xuất an toàn trong vụ mùa quan trọng nhất năm.
Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, nông dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) kỳ vọng cung ứng nhiều loại rau củ, hoa tươi phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Nhờ chăm sóc đúng quy trình nên dứa Cayden - loại cây có mặt trong sách top 50 trái cây đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam đã "bén đất" Vũ Quang (Hà Tĩnh), hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng kinh tế.
Cây niễng được trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả ở xã Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với chi phí thấp nhưng mang lại giá trị kinh tế khá cao cho bà con nông dân.
Các đợt mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến vụ đông năm 2024 ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Những ngày hửng nắng, bà con đã tiếp tục bám đồng để kịp thời sản xuất.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.