(Baohatinh.vn) - Cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ - một trong những hạng mục đường găng tiến độ trên tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng qua Hà Tĩnh đã được nhà thầu hoàn thành việc thảm bê tông nhựa.
Những ngày giữa tháng 3, tranh thủ thời tiết thuận lợi, Doanh nghiệp Tư nhân xây dựng Xuân Trường (nhà thầu Xuân Trường) huy động nhân lực, máy móc, thiết bị triển khai việc thảm bê tông nhựa mặt đường cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ trên tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng - một trong ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn Hà Tĩnh. Cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ thuộc địa phận xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên) có 2 mố, 16 nhịp, dài 700m, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng, là một trong những hạng mục đường găng tiến độ trên tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng. Đầu tháng 2/2025, nhà thầu Xuân Trường đã hoàn thành việc thi công móng, trụ và lao lắp dầm cầu.
Giữa tháng 3/2025, nhà thầu bắt đầu triển khai việc thảm bê tông nhựa mặt cầu. Theo thiết kế được phê duyệt, mặt cầu được thảm lớp bê tông nhựa chặt C16. Sau khi hoàn tất việc lu, đầm, lớp bê tông nhựa này dày từ 6 - 7cm.
Kỹ sư Đặng Đình Duyên - nhà thầu Xuân Trường cho hay: Thời gian qua, thời tiết Hà Tĩnh có mưa, không thuận lợi cho việc thi công. Vậy nên, tranh thủ thời tiết khô ráo những ngày giữa tháng 3, đơn vị triển khai ngay việc thảm bê tông nhựa mặt cầu. Việc thảm bê tông nhựa được triển khai liên tục cả ngày lẫn đêm để hoàn thành trước khi bước vào những ngày thời tiết bất lợi.
Quá trình thi công, từ khâu đầu vào của bê tông nhựa tới quy trình thảm, lu lèn, luôn có sự giám sát chặt chẽ từ nhà thầu và đơn vị tư vấn giám sát.
Nhà thầu Xuân Trường đảm nhận thi công 42/54,2 km của tuyến cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng. Tới thời điểm này, nhà thầu đã hoàn thành được 84% khối lượng công việc, trong đó, nhiều đoạn tuyến đã được thảm bê tông nhựa mặt đường.
Trong số 42 cây cầu trên tuyến cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng, cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ (dài 700m) là một trong những cây cầu được triển khai thảm bê tông nhựa mặt cầu từ khá sớm. Sau khi thảm xong bê tông nhựa, nhà thầu sẽ lắp đặt dải phân cách cứng, sơn kẻ vạch đường...
Theo kỹ sư Đặng Đình Duyên, tới cuối ngày 15/3, đơn vị đã hoàn tất việc thảm bê tông nhựa mặt cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ, góp phần vào quyết tâm thông tuyến chính cao tốc trước 30/4 và hoàn thành toàn bộ dự án trước 30/6 đúng theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng. Ngoài cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ, một số cây cầu khác trên tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng có khối lượng thi công vượt tiến độ so với kế hoạch. Thậm chí, có cây cầu đã hoàn thành việc thi công, chờ thông tuyến đưa vào khai thác.
Đơn cử như các cầu: Kỳ Các, Thạch Diễn 1, Thạch Diễn 2 ở xã Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã thảm xong bê tông nhựa, lắp dải phân cách cứng, lưới chống lóa, biển báo giao thông, sơn kẻ vạch đường.
Video: Thảm nhựa cầu vượt kênh chính hồ Kẻ Gỗ trên tuyến cao tốc Hàm Nghi - Vũng Áng.
Dù gặp phải một số khó khăn về mặt bằng, thời gian nổ mìn thử nghiệm nhưng với sự nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu, hầm Đèo Ngang (nối Hà Tĩnh với Quảng Trị) đã được khoan thông vượt tiến độ 1 tháng.
Hầm Đèo Bụt và một số cây cầu trên tuyến cao tốc Vũng Áng – Bùng nối tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình cũ, nay là tỉnh Quảng Trị, sẽ được đầu tư hoàn chỉnh, đảm bảo quy mô đường cao tốc cấp 100, quy mô 6 làn xe.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam tiếp tục phối hợp với Hà Tĩnh nghiên cứu đầu tư 3 dự án: Nhà máy nhiệt điện LNG Vũng Áng III, Kho LNG Vũng Áng, Trung tâm Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng ngành điện.
Hà Tĩnh đang dần chuyển mình theo hướng phát triển công nghiệp với các khu kinh tế, khu công nghiệp gắn với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương.
Trong 2 dự án FDI mà Hà Tĩnh thu hút trong năm 2025, dự án luyện kim màu của nhà đầu tư Hồng Kông (Trung Quốc) đã được triển khai và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 9 tới.
Các đơn vị, địa phương ở Hà Tĩnh đã tổ chức rà soát, xác định sơ bộ khối lượng GPMB, nhu cầu tái định cư, di dời các công trình phục vụ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh 6 tháng năm 2025 đạt 8,16%, đưa Hà Tĩnh vào nhóm 26 tỉnh, thành phố đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng so với kế hoạch Chính phủ giao.
Lắp đặt điện mặt trời không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng điện mà còn góp phần bảo vệ môi trường, thực hiện mục tiêu xanh hóa năng lượng tại Hà Tĩnh.
Hàng trăm hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh đã lựa chọn chuyển đổi mô hình doanh nghiệp để nâng cao năng lực và tiếp cận các cơ hội kinh doanh lớn theo Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Hàng hóa từ Việt Nam vào Mỹ phải chịu thuế quan 20% thay vì 46% như tuyên bố hồi tháng 4/2025 của Tổng thống Mỹ Donald Trump, giúp doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội mở rộng xuất khẩu.
Thời tiết nắng nóng, hóa đơn tiền điện của nhiều hộ dân Hà Tĩnh “nhảy vọt”. Tiết kiệm điện, kiểm soát điện năng qua app là cách giúp người dân hạn chế tiền điện tăng bất thường.
Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo cơ sở quản lý, thu hút, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế Hà Tĩnh.
6 tháng đầu năm 2025, Hà Tĩnh đã thu hút 20 dự án đầu tư, trong đó có 2 dự án FDI. So với cùng kỳ năm 2024, số lượng dự án tăng thêm 3 và tổng vốn đăng ký gấp 3 lần.
6 tháng năm 2025, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 4,62% so với cùng kỳ. Bức tranh công nghiệp đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng kinh tế xanh và công nghệ cao.
Tuyến cao tốc Vũng Áng - Bùng (dài 55 km) nối Hà Tĩnh với Quảng Trị dự kiến thông xe vào ngày 19/8 tới, cùng với hai đoạn tuyến khác thuộc cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 là Vạn Ninh - Cam Lộ và Hòa Liên - Túy Loan.
Dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tổng quan trong quý III/2025, có 50% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến – chế tạo trên địa bàn Hà Tĩnh cho rằng hoạt động tốt hơn so với quý II.
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh được đầu tư trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại, với mức độ tự động hóa cao, áp dụng công nghệ tiên tiến từ các đối tác hàng đầu thế giới.
Nhờ mức tăng trưởng khá từ các dự án khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh đạt hơn 26.846 tỷ đồng, tăng 6,14% so với cùng kỳ năm trước.
Thuế tỉnh Hà Tĩnh có 6 đội thuế cơ sở, phụ trách quản lý địa bàn 69 xã. Ông Trương Quang Long - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực XI giữ chức Trưởng Thuế tỉnh Hà Tĩnh.
Quý III/2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) nỗ lực thực hiện các giải pháp, sớm về đích mục tiêu sản xuất trên 1,2 tỷ kWh, góp phần đảm bảo nguồn điện phục vụ phát triển đất nước.
Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành. Đây được xem là làn gió mới đối với cộng đồng doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp Hà Tĩnh kỳ vọng những gì đối với mô hình chính quyền 2 cấp này?
Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast đi vào hoạt động cùng với các dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp Hà Tĩnh, thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng bền vững.
Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Sáng 29/6, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (thuộc Tập đoàn Vingroup) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu kinh tế Vũng Áng.
Hệ thống phòng, chống sạt lở trên cao tốc Vũng Áng - Bùng qua Hà Tĩnh và Quảng Bình (tỉnh Quảng Trị mới) được tính toán kỹ lưỡng, góp phần giảm nguy cơ đất đá tràn ra mặt đường.