Theo dõi sát diễn biến bão Noru, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân

(Baohatinh.vn) - Kiểm tra tình hình mưa bão trên địa bàn Vũ Quang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân nhấn mạnh, thời tiết những ngày tới còn diễn biến phức tạp nên địa phương cần chủ động chuẩn bị các phương án ứng phó, di dời dân, nhất là vùng có thể xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất...

Chiều nay (25/9), Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đã đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa bão, các công trình thủy lợi trọng yếu và một số điểm sạt lở trên địa bàn huyện Vũ Quang.

Lãnh đạo địa phương cùng các phòng, ngành cấp huyện cùng đi.

Theo dõi sát diễn biến bão Noru, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân

Đoàn kiểm tra điểm sạt lở trên tuyến đường ở thôn 3, xã Quang Thọ.

Xảy ra từ năm 2019, nhưng đến nay, điểm sạt lở trên tuyến đường ở thôn 3, xã Quang Thọ vẫn chưa được khắc phục, khiến người dân sống gần khu vực này luôn bất an, nhất là khi mùa mưa lũ về.

Đặc biệt, điểm sạt lở nằm sát chân cầu treo dân sinh Chợ Quánh dẫn tới nguy cơ cao mất an toàn cho việc đi lại của người dân. Hiện nay, xã Quang Thọ đã rào chắn, đặt biển cảnh báo tới người dân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thì những sạt lở này cần sớm được sửa chữa, khắc phục.

Theo dõi sát diễn biến bão Noru, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân

Đoàn kiểm tra hiện trạng đập Khe Xai ở xã Hương Minh.

Tiếp đó, đoàn đã tới kiểm tra hiện trạng đập Khe Xai ở xã Hương Minh. Đập Khe Xai có dung tích chứa 300.000 m3 nước, sau trận lũ tháng 10/2020, thân đập xuất hiện nhiều vết nứt, thấm nước, vị trí cống xả xuống cấp, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và phục vụ sản xuất.

Trước thực trạng đó, UBND huyện Vũ Quang đã phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình sửa chữa, nâng cấp đập Khe Xai trên địa bàn xã. Dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào cuối tháng 9/2022; đơn vị thi công sẽ tiến hành gia cố thân đập, tràn xả lũ số 1, số 2, làm mới cống lấy nước dưới đập và một số hạng mục phụ trợ khác.

Theo dõi sát diễn biến bão Noru, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân

Đoàn kiểm tra khu vực đồng nhà Ngâm (thôn 7, xã Đức Bồng) - nơi thường xuyên bị ngập úng sau mỗi trận mưa.

Khu vực đồng nhà Ngâm có 75 ha đất nông nghiệp, nơi đây thường xuyên bị ngập úng sau mỗi trận mưa lớn, nguyên nhân là do cánh đồng thấp trũng, hệ thống kênh dẫn nước nhiều đoạn bị tắc bởi cây cối, bùn đất... khiến dòng chảy bị cản trở, tiêu thoát lũ chậm.

Theo dõi sát diễn biến bão Noru, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân

Đoàn cũng đã đến kiểm tra hồ Ngàn Trươi.

Đoàn cũng đã đến kiểm tra hồ Ngàn Trươi. Đến 16h chiều nay, mực nước của hồ đang ở cao trình 39,55/52m, dung tích 344/775 triệu m3 (ngưỡng an toàn).

Qua kiểm tra thực tế tình hình mưa lũ và sạt lở ở Vũ Quang, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân đánh giá cao sự chủ động của các cấp chính quyền trong việc ứng phó với mưa bão.

Đối với điểm sạt lở trên tuyến đường trục xã Quang Thọ, sẽ đề nghị UBND tỉnh sớm có phương án khắc phục, đảm bảo an toàn cho người dân. Đối với các hồ, đập thuộc thẩm quyền, huyện cần cử người theo dõi thường xuyên để vận hành tiêu thoát lũ kịp thời, nhất là đối với các hồ, đập có nguy cơ mất an toàn cao. Riêng khu vực đồng nhà Ngâm, địa phương cần tiến hành phát sẻ, nạo vét, khơi thông dòng chảy để hạn chế ngập úng.

Theo dõi sát diễn biến bão Noru, đảm bảo an toàn về người và tài sản cho Nhân dân

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân đánh giá cao sự chủ động của huyện Vũ Quang trong việc ứng phó với mưa bão.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cũng nhấn mạnh, do ảnh hưởng của bão Noru, tình hình thời tiết những ngày tới sẽ diễn biến hết sức phức tạp nên không được chủ quan, địa phương cần theo dõi chặt chẽ các thông tin về bão, cảnh báo và thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại các khu vực dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... và trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.